Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không?
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không?
- Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy và hàng có một giá hiện hành thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành không?
- Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì cần phải làm gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không?
Căn cứ theo Điều 75 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.
Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 như sau:
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy và hàng có một giá hiện hành thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành không?
Căn cứ theo Điều 76 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa.
Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy và hàng có một giá hiện hành thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74 nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75.
Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 77 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.
Như vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thi cần phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra.
Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại công chức viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Đối tượng được hỗ trợ mua nhà ở xã hội có bao gồm người thu nhập thấp tại khu vực đô thị không?
- Chi nhánh của công ty để xảy ra hoạt động đánh bạc thì xử phạt chi nhánh hay công ty? Xử lý như thế nào?
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp tỉnh có những nội dung chính nào? Rà soát, tổng hợp biến động đất đai được thực hiện trong trường hợp nào?