Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng một hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không?
- Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không?
- Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xác lập bằng hành vi cụ thể thì người mua có quyền không nhận hàng hay không?
- Bên bán hàng giao lại hàng hóa do giao hàng không phù hợp với hợp đồng nhưng bên mua lại mất thêm chi phí đổi trả hàng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán trả chi phí đó không?
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Đồng thời, tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập bằng hành vi cụ thể nếu hành vi đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thì hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng hành vi cụ thể đó có giá trị pháp lý theo quy định.
Lưu ý: Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng một hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xác lập bằng hành vi cụ thể thì người mua có quyền không nhận hàng hay không?
Căn cứ Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định:
Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, bên mua hàng có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giao kết bằng hành vi trong các trường hợp sau:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên bán hàng giao lại hàng hóa do giao hàng không phù hợp với hợp đồng nhưng bên mua lại mất thêm chi phí đổi trả hàng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán trả chi phí đó không?
Căn cứ Điều 41 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
Khi thực hiện việc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp bên bán hàng giao lại hàng hóa do giao hàng không phù hợp với hợp đồng nhưng bên mua lại mất thêm chi phí đổi trả hàng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán trả chi phí đó hoặc khắc phục bất lợi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?