Hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực có được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự không?
Hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực có được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự không?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng được chứng thực như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Đồng thời tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự.
Lưu ý: Tranh chấp dân sự được hiểu là tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm…
Hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân có gắn liền với quan hệ tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế...
Hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực có được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự không? (hình từ internet)
Có thể thực hiện chứng thực hợp đồng mua bán đất tại cơ quan nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Theo đó, người yêu cầu chứng thực hợp đồng mua bán đất có thể yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Mức phí yêu cầu chứng thực hợp đồng mua bán đất là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí chứng thực quy định như sau:
Chiếu theo quy định này thì mức phí yêu cầu chứng thực hợp đồng mua bán đất là 50.000 đồng cho mỗi hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?
- Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
- Chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông theo Nghị định 163 như thế nào?