Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm những nội dung gì?
Những ngân hàng nào được nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp?
Ngân hàng nhận ký quỹ được quy định tại Điều 2 Thông tư 29/2018/TT-NHNN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là doanh nghiệp).
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp
1. Khi có nhu cầu ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ), doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
...
Như vậy, theo quy định, ngân hàng được nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Những ngân hàng nào được nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp? (Hình từ Internet)
Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm những nội dung gì?
Hợp đồng ký quỹ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-NHNN như sau:
Nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp
1. Khi có nhu cầu ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ), doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; Mục đích ký quỹ; Lãi suất tiền gửi ký quỹ; Hình thức trả lãi tiền ký quỹ; Sử dụng tiền ký quỹ; Rút tiền ký quỹ; Tất toán tài khoản ký quỹ; Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nhận ký quỹ và nộp số tiền ký quỹ (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào tài khoản ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sau đây gọi là Nghị định số 40/2018/NĐ-CP).
...
Như vậy, theo quy định, hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau đây:
(1) Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
(2) Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ;
(3) Số tiền ký quỹ;
(4) Mục đích ký quỹ;
(5) Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
(6) Hình thức trả lãi tiền ký quỹ;
(7) Sử dụng tiền ký quỹ;
(8) Rút tiền ký quỹ;
(9) Tất toán tài khoản ký quỹ;
(10) Trách nhiệm của các bên liên quan;
(11) Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với ngân hàng nhận ký quỹ được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
Việc sửa đổi bổ sung hợp đồng ký quỹ được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-NHNN như sau:
Nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp
...
4. Khi có thay đổi thông tin về doanh nghiệp trên giấy Xác nhận ký quỹ như: Tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, người đại diện theo pháp luật, số tiền ký quỹ, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ điều chỉnh thông tin theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu). Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin cung cấp cho ngân hàng nhận ký quỹ.
Nếu các thông tin đề nghị điều chỉnh trong văn bản đề nghị của doanh nghiệp khớp đúng so với các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh, ngân hàng nhận ký quỹ cấp giấy Xác nhận ký quỹ mới cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thay thế giấy Xác nhận ký quỹ cũ.
5. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ hoặc ký kết hợp đồng ký quỹ mới và thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định, hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với ngân hàng nhận ký quỹ có thể được sửa đổi bổ sung khi doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?