Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thoả thuận của những ai? Hiệu lực của Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản?
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận của những ai?
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận của những ai thì căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Hợp đồng kinh doanh bất động sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản có đủ điều kiện theo quy định của Luật này với tổ chức, cá nhân khác để: mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
9. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định của Luật này với tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ bất động sản.
10. Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
...
Chiếu theo quy định trên, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận giữa tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bất động sản với tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Theo đó, nội dung chính của hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bao gồm:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Đối tượng và nội dung dịch vụ;
- Yêu cầu và kết quả dịch vụ;
- Thời hạn thực hiện dịch vụ;
- Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thoả thuận của những ai theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản nào?
Tại Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định về thanh toán trong kinh doanh bất động sản như sau:
Thanh toán trong kinh doanh bất động sản
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản có hiệu lực từ khi nào?
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản có hiệu lực từ khi nào thì tại khoản 6 Điều 44 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau:
Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
...
2. Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
b) Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản;
c) Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản;
d) Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản.
3. Hợp đồng kinh doanh bất động sản được ký kết khi bất động sản đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, dự án bất động sản đã có đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của Luật này.
4. Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
5. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mà các bên tham gia giao dịch là cá nhân phải công chứng hoặc chứng thực.
6. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm văn bản công chứng, chứng thực có hiệu lực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
7. Chính phủ quy định các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm văn bản công chứng, chứng thực có hiệu lực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?