Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ chuẩn pháp lý? Tải về mẫu?
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?
Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Và căn cứ Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng hợp đồng dịch vụ như sau:
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào quy định khái niệm "Hợp đồng dịch vụ pháp lý", tuy nhiên, căn cứ các quy định nêu trên, hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể hiểu là thỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ pháp lý (thường là luật sư hoặc công ty luật) và một bên khách hàng, trong đó bên cung cấp dịch vụ cam kết thực hiện các công việc pháp lý nhất định theo yêu cầu của bên khách hàng.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý thường bao gồm các nội dung sau:
- Đối tượng hợp đồng: Các dịch vụ pháp lý cụ thể được cung cấp, chẳng hạn như tư vấn pháp luật, đại diện trong tranh chấp, soạn thảo hợp đồng, hay thực hiện các thủ tục pháp lý.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp, trong khi bên khách hàng có nghĩa vụ thanh toán thù lao theo thỏa thuận.
- Thù lao: Phương thức và thời gian thanh toán cho dịch vụ pháp lý.
- Thời hạn hợp đồng: Thời gian mà hợp đồng có hiệu lực và các điều kiện liên quan đến việc gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng.
- Điều khoản bảo mật: Các cam kết về việc bảo mật thông tin của bên khách hàng.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình thực hiện dịch vụ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ chuẩn pháp lý? Tải về mẫu? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ chuẩn pháp lý? Tải về?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý song ngữ
Lưu ý: Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với nhu cầu, thỏa thuận nhưng cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ được quy định thế nào?
Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
(2) Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ pháp lý có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Mục 9 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015, các bên tham gia hợp đồng dịch vụ pháp lý có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ (Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015)
- Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
- Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
(2) Quyền của bên sử dụng dịch vụ (Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015)
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(3) Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ (Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015)
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
- Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
- Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
(4) Quyền của bên cung ứng dịch vụ (Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015)
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng như thế nào? Thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra tài chính đảng được tính từ khi nào?
- Thời hạn sử dụng của bằng lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài? Muốn đổi sang bằng lái xe Việt Nam, khách du lịch cần điều kiện gì?
- Kiểm tra tài chính Đảng là gì? Mẫu Quyết định kiểm tra tài chính đảng của Ủy ban kiểm tra mới nhất?