Hợp đồng dịch vụ là gì? Các bên trong hợp đồng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì? Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ quy định thế nào?
Hợp đồng dịch vụ là gì?
Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Tải về mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng dịch vụ
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ?
Đối với bên sử dụng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, người sử dụng dịch vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Đồng thời có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
Đối với bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ và quyền được quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.”
Theo đó, bên cung ứng có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc và yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ?
Theo Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Đồng thời tại Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc trả tiền dịch vụ như sau:
“Điều 519. Trả tiền dịch vụ
1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, trường hợp của bạn là bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền dịch vụ tại khoản 1 Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 nên bên cung ứng dịch là bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía hãng xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?