Hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng gồm những nội dung chủ yếu nào?
Luật sư cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp có phải lập hợp đồng với khách hàng không?
Dịch vụ pháp lý của luật sư được giải thích tại Điều 4 Luật Luật sư 2006., cụ thể bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Dẫn chiếu đến Điều 30 Luật Luật sư 2006 quy định về hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư như sau:
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp được xem là cung cấp dịch vụ pháp lý.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng cho cơ quan, tổ chức.
2. Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Luật sư. Khi thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Đối với vụ, việc có mức thù lao dưới 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lập phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng theo mẫu quy định tại khoản 22 Điều 36 của Thông tư này và lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán.
Như vậy, tùy vào mức thù lao trả cho luật sư để quyết định có phải lập hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp hay không.
Với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản.
Với vụ, việc có mức thù lao dưới 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lập phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý mà không cần lập hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng gồm những nội dung chủ yếu nào? (hình từ internet)
Hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng gồm những nội dung chủ yếu nào?
Hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng gồm những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 26 Luật Luật sư 2006, cụ thể như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng dịch vụ giải thể doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi luật sư cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp?
Các hành vi bị nghiêm cấm khi luật sư cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
h) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
i) Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
k) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm khi luật sư cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp gồm:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?