Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không? Việc thế chấp tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất được chấm dứt trong những trường hợp nào theo quy định?

Hợp đồng vô hiệu trong những trường hợp nào theo Bộ luật Dân sự hiện hành?

Theo Điều 407 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:

Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Theo đó, hợp đồng vô hiệu sẽ áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu.

Cụ thể, các trường hợp dẫn đến hợp đồng vô hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

(1) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

(2) Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.

- Trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.

(3) Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Theo Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Hợp đồng của những người trên không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

+ Hợp đồng của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

+ Hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

+ Hợp đồng được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

(4) Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

Theo Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015.

- Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.

(5) Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

- Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập giao dịch đó.

- Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

(6) Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Theo Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

(7) Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

- Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

- Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

(8) Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Theo Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

- Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

- Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không?

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. (khoản 3 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015)

Và căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định về đặt cọc như sau:

Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...

Theo đó, việc giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất mang ý nghĩa ràng buộc các bên trong việc đi đến thỏa thuận giao kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Quyền của bên thế chấp
...
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
...

Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng không bị vô hiệu nếu được bên nhận thế chấp - ngân hàng đồng ý và không thuộc các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên.

Việc thế chấp tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất được chấm dứt trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Chấm dứt thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, việc thế chấp tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất được chấm dứt trong những trường hợp sau:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

- Việc thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Nhà ở, quyền sử dụng đất thế chấp đã được xử lý.

- Theo thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng đặt cọc Tải về quy định liên quan và biểu mẫu Hợp đồng đặt cọc:
Mua bán nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không?
Pháp luật
Có được cấp sổ đỏ khi mua nhà ở có thời hạn không? Nội dung cần được thỏa thuận khi mua bán nhà ở có thời hạn? 
Pháp luật
Mua bán nhà ở trong trường hợp nào không cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
Pháp luật
Mẫu mới nhất hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2024? Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần phải công chứng không?
Pháp luật
Mức phạt cọc tối đa trong hợp đồng đặt cọc không được vượt quá 5 lần mức tiền đặt cọc đúng không?
Hợp đồng đặt cọc bán đất có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không? Vợ hoặc chồng tự ý đặt cọc, khi phát hiện một bên không đồng ý bán đất thì có đòi lại được đất không?
Hợp đồng đặt cọc bán đất có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không? Vợ hoặc chồng tự ý đặt cọc, khi phát hiện một bên không đồng ý bán đất thì có đòi lại được đất không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà ở năm 2024? Không mua nhà khi đã đặt cọc thì có bị phạt cọc không?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, chung cư từ ngày 1/8/2024 tại Nghị định 96 như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng không? Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Bên nhận cọc không phải là chủ sở hữu QSDĐ thì có quyền giao kết hợp đồng đặt cọc bảo đảm giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng đặt cọc
26 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng đặt cọc Mua bán nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng đặt cọc Xem toàn bộ văn bản về Mua bán nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào