Hợp đồng đặt cọc bán đất có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không? Vợ hoặc chồng tự ý đặt cọc, khi phát hiện một bên không đồng ý bán đất thì có đòi lại được đất không?
Đặt cọc bán đất là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Như vậy theo quy định trên đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên khi đặt cọc bán đất, bên đặt cọc sẽ trả trước cho bên nhận cọc một số tiền theo thoả thuận, đồng thời bên nhận cọc sẽ phải đảm bảo bán đất cho bên đặt cọc. Việc trả một khoản tiền cũng tương đương với việc đảm bảo bên đặt cọc sẽ thực hiện mua đất với bên nhận cọc.
Hợp đồng đặt cọc bán đất có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không?
Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo quy định trên đặt cọc được xem là một giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức của hợp đồng như:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch đặt cọc.
- Các bên hoàn toàn tự nguyện thực hiện việc đặt cọc.
- Mục đích và nội dung của việc đặt cọc không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy từ những quy định trên có thể thấy pháp luật không yêu cầu phải có đủ cả hai vợ chồng cùng ký tên vào hợp đồng đặt cọc nhưng khi tài sản nhà, đất là tài sản chung của hai vợ, chồng thì khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đó phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất Tải về
Hợp đồng đặt cọc bán đất có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không? Vợ hoặc chồng tự ý đặt cọc, khi phát hiện một bên không đồng ý bán đất thì có đòi lại được đất không? (Hình từ Internet)
Vợ hoặc chồng tự ý đặt cọc bán đất, khi phát hiện một bên không đồng ý thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Nếu một trong hai người tự ý thực hiện đặt cọc với người thứ ba thì người còn lại có thể khởi kiện để đòi lại nhà, đất. Trong trường hợp này, nếu có chứng cứ chứng minh được đây là tài sản chung vợ chồng thì theo quy định trên giao dịch đặt cọc có thể sẽ bị tuyên là vô hiệu.
Căn cứ tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Theo quy định trên, giao dịch đặt cọc có thể bị vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Khi đó, một trong các chủ thể (người vợ/chồng) bị lừa dối và người kia tự ý thực hiện đặt cọc mà không có được sự đồng ý của chủ sở hữu còn lại. Khi đó, các bên sẽ phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?