Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí có phải là hợp đồng dầu khí? Nội dung chính được quy định trong hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm những gì?
Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí có phải là hợp đồng dầu khí?
Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí có phải là hợp đồng dầu khí, căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Dầu khí 2022 quy định: "Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí là hợp đồng dầu khí, trong đó có quy định việc chia sản phẩm giữa các bên trong hợp đồng trên cơ sở sản lượng có được từ hoạt động dầu khí trong diện tích hợp đồng tương ứng; nhà thầu được quyền thu hồi các chi phí từ sản lượng khai thác, chịu trách nhiệm mọi mặt về tài chính, kỹ thuật và tự chịu rủi ro."
Ngoài ra khoản 1 Điều 29 Luật Dầu khí 2022 cũng có quy định:
Các loại hợp đồng dầu khí
+ Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
+ Loại hợp đồng dầu khí khác.
Như vậy hợp đồng chia sản phẩm dầu khí là hợp đồng dầu khí theo quy định.
Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí có phải là hợp đồng dầu khí? (Ảnh từ Internet)
Nội dung chính được quy định trong hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm những gì?
Nội dung chính được quy định trong hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm những gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Dầu khí 2022 quy định:
- Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
+ Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
+ Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
+ Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
+ Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
+ Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
+ Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
+ Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
+ Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
+ Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
Hết thời hạn hợp đồng chia sản phẩm dầu khí thì có được gia hạn không? Nếu được thì được gia hạn bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Dầu khí 2022 quy định:
Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 3 Điều này trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.
5. Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương. Trong trường hợp hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng không quá 02 năm trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương. Trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
...
Theo quy định thì thời hạn hợp đồng dầu khí nói chung có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm.
Như vậy cũng có thể hiểu là hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (một loại hợp đồng dầu khí) cũng có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm.
Cũng lưu ý rằng, trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?