Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp nào? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là gì?

Tôi muốn biết hợp đồng bảo hiểm được xác lập như thế nào? Khi lập hợp đồng bảo hiểm có cần đảm bảo các nội dung gì không? Trường hợp nội dung sửa đổi trong hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản mà chỉ sửa đổi thông qua thỏa thuận bằng lời nói thì nội dung đó có được công nhận không? Việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm dẫn đến những hậu quả pháp lý như thế nào? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Hợp đồng bảo hiểm được xác lập như thế nào?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực ngày 01/01/2023) thì:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, theo quy định trên, hợp đồng bảo hiểm được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.

Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trước đây, theo khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định đối với hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm quy định những nội dung nào? Việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm thực hiện ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực ngày 01/01/2023) thì hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau:

- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Đối tượng bảo hiểm;

- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Trước đây, tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về các nội dung phải có trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

- Đối tượng bảo hiểm;

- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm;

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

- Các quy định giải quyết tranh chấp;

- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Bên cạnh những nội dung nêu trên, các bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm có thể thoả thuận thêm các nội dung khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như sau:

- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Như vậy, các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung phải được lập bằng văn bản theo quy định.

Hợp đồng bảo hiểm được xác lập như thế nào? Những trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt? Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt dẫn đến những hậu quả pháp lý nào?

Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt (Hình từ Internet)

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp nào? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là gì?

* Theo Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:

- Chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:

+ Hợp đồng đã được hoàn thành;

+ Theo thỏa thuận của các bên;

+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

+ Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

+ Trường hợp khác do luật quy định.

- Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

+ Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

+ Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

* Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

- Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

- Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

- Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

- Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người thụ hưởng. Các bên khi xác lập hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có đầy đủ các nội dung theo quy định và có quyền được thỏa thuận thêm các nội dung khác trong hợp đồng.

Khi thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng, nội dung sửa đổi, bổ sung phải được lập bằng văn bản. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000. Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định theo Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
38,822 lượt xem
Hợp đồng bảo hiểm Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng bảo hiểm không lập thành văn bản có được không?
Pháp luật
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm được hiểu như thế nào? Có các loại hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
Pháp luật
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sẽ có quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu trong trường hợp không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng không?
Pháp luật
Nguyên tắc thế quyền có áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe không?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng không? Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào trong hợp đồng bảo hiểm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm? Hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào