Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực khi nào? Hiệu lực đối kháng có phát sinh trước khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực hay không?

Tôi đang tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh hợp đồng bảo đảm nên cho hỏi rằng hiệu lực của hợp đồng bảo đảm có hiệu lực khi nào và hiệu lực đối kháng có phát sinh trước khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực hay không? Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm của biện pháp bảo đảm với người thứ ba chấm dứt khi nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thục Oanh đến từ Bình Định.

Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.

Theo đó, hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

Như vậy, hợp đồng bảo đảm khi công chứng, chứng thực sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm này.

Tài sản đảm bảo

Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực khi nào?

Hiệu lực đối kháng có phát sinh trước khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
4. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:
a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.
5. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

Theo đó, biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba sau khi hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm của biện pháp bảo đảm với người thứ ba chấm dứt khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
1. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định này có hiệu lực đối với toàn bộ nghĩa vụ trong tương lai.
Trường hợp nghĩa vụ trong tương lai được hình thành mà các bên thỏa thuận xác lập hợp đồng bảo đảm mới, biện pháp bảo đảm mới đối với nghĩa vụ này thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh theo hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập mới.
2. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ trong tương lai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ trong tương lai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Hợp đồng bảo đảm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các bên có thể thỏa thuận việc có hiệu lực của hợp đồng đảm bảo không?
Pháp luật
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại phải không?
Pháp luật
Chồng có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không?
Pháp luật
Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực khi nào? Hiệu lực đối kháng có phát sinh trước khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực hay không?
Pháp luật
Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm như thế nào? Quy định về xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần?
Pháp luật
Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu thì hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm có đương nhiên chấm dứt hay không?
Pháp luật
Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần như thế nào? Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực thì có cần phải có con dấu của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo đảm
11,301 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo đảm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo đảm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào