Hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam là những tổ chức, cá nhân nào? Hội viên có nghĩa vụ gì?
Hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam là những tổ chức, cá nhân nào?
Hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực rối loạn đông máu, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn xin gia nhập thì được xem xét, công nhận là hội viên liên kết;
c) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam có nhiều công lao, đóng góp đặc biệt cho Hội, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên quan đến bệnh rối loạn đông máu được Hội công nhận làm hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân gồm: Các bác sỹ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Nếu hội viên nhỏ hơn 18 (mười tám) tuổi thì bố, mẹ hoặc người thân của hội viên là đại diện hợp pháp cho hội viên đó theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên tổ chức gồm: Tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học, liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Người đại diện tham gia Hội là người đứng đầu tổ chức đó.
Như vậy, theo quy định, hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam là công dân, tổ chức Việt Nam có nhiều công lao, đóng góp đặc biệt cho Hội, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên quan đến bệnh rối loạn đông máu được Hội công nhận làm hội viên danh dự.
Hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam là những tổ chức, cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được ứng cử vào Ban Chấp hành Hội không?
Quyền của hội viên danh dự được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được học tập, cung cấp thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn; được khuyến khích và phát huy khả năng góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân rối loạn đông máu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
3. Được đề xuất ý kiến của mình qua Hội để kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ người bệnh.
4. Được cấp thẻ hội viên, được tham dự các phiên họp của Hội.
5. Thảo luận và biểu quyết công việc của Hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức vụ lãnh đạo của Hội.
6. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến rối loạn đông máu, được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các ấn phẩm xuất bản của Hội.
7. Được giới thiệu hội viên mới.
8. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
9. Được xin ra khỏi Hội khi thấy không còn điều kiện tham gia.
10. Được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
11. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Theo quy định trên thì hội viên danh dự có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, hội viên danh dự của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam không được ứng cử vào Ban Chấp hành Hội.
Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của hội viên được quy định tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tuân thủ Điều lệ của Hội, thi hành các nghị quyết đã được Đại hội, Ban Chấp hành thông qua; phối hợp thực hiện các yêu cầu của Ban Thường vụ.
3. Đoàn kết hợp tác với hội viên khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của Hội, chăm lo xây dựng và phát triển Hội vững mạnh; đấu tranh chống những tư tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Đảm nhận những công việc được Hội phân công; cung cấp thông tin và báo cáo thường kỳ hoặc khi có yêu cầu của Hội về hoạt động của hội viên.
5. Đóng hội phí theo quy định của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng hưởng ứng hoạt động của Hội.
6. Những hội viên thấy không còn đủ điều kiện tham gia sinh hoạt Hội, muốn ra khỏi Hội phải làm đơn xin thôi sinh hoạt. Trước khi thôi sinh hoạt Hội phải hoàn thành các nghĩa vụ của hội viên đối với Hội.
Như vậy, theo quy định, hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(2) Tuân thủ Điều lệ của Hội, thi hành các nghị quyết đã được Đại hội, Ban Chấp hành thông qua; phối hợp thực hiện các yêu cầu của Ban Thường vụ.
(3) Đoàn kết hợp tác với hội viên khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của Hội, chăm lo xây dựng và phát triển Hội vững mạnh;
Đấu tranh chống những tư tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
(4) Đảm nhận những công việc được Hội phân công; cung cấp thông tin và báo cáo thường kỳ hoặc khi có yêu cầu của Hội về hoạt động của hội viên.
(5) Đóng hội phí theo quy định của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng hưởng ứng hoạt động của Hội.
(6) Những hội viên thấy không còn đủ điều kiện tham gia sinh hoạt Hội, muốn ra khỏi Hội phải làm đơn xin thôi sinh hoạt.
Trước khi thôi sinh hoạt Hội phải hoàn thành các nghĩa vụ của hội viên đối với Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?