Hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Tư cách hội viên Hội Điều dưỡng sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?
Hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có quyền gì?
Quyền của hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội quy định ở Điều 9 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Theo đó, hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có quyền sau:
- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
- Được giới thiệu hội viên mới.
- Được khen thưởng theo quy định của Hội.
- Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của Hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ở Điều 10 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Như vậy, hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có nghĩa vụ như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
- Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
- Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
- Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Tư cách hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội sẽ chấm dứt trong những trường hợp nào?
Chấm dứt tư cách hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội quy định ở Điều 12 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Chấm dứt tư cách hội viên
Tư cách hội viên sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hội viên là cá nhân chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; hội viên là pháp nhân bị giải thể hoặc bị phá sản; bị kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật; bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Hội viên nộp đơn xin ra khỏi Hội.
3. Theo quyết định của 3/4 số ủy viên ban chấp hành tán thành nếu hội viên vi phạm một trong các nguyên nhân sau:
a) Hoạt động trái với mục đích của Hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hội;
b) Không sinh hoạt và không đóng hội phí 02 năm liên tục;
c) Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định, nghị quyết của Hội;
4. Hội giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tư cách hội viên Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hội viên là cá nhân chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; hội viên là pháp nhân bị giải thể hoặc bị phá sản; bị kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật; bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động.
- Hội viên nộp đơn xin ra khỏi Hội.
- Theo quyết định của 3/4 số ủy viên ban chấp hành tán thành nếu hội viên vi phạm một trong các nguyên nhân sau:
+ Hoạt động trái với mục đích của Hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hội;
+ Không sinh hoạt và không đóng hội phí 02 năm liên tục;
+ Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định, nghị quyết của Hội;
- Hội giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?