Hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được là cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi không?
Hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được là cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi không?
Hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực rối loạn đông máu, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn xin gia nhập thì được xem xét, công nhận là hội viên liên kết;
c) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam có nhiều công lao, đóng góp đặc biệt cho Hội, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên quan đến bệnh rối loạn đông máu được Hội công nhận làm hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân gồm: Các bác sỹ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Nếu hội viên nhỏ hơn 18 (mười tám) tuổi thì bố, mẹ hoặc người thân của hội viên là đại diện hợp pháp cho hội viên đó theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên tổ chức gồm: Tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học, liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Người đại diện tham gia Hội là người đứng đầu tổ chức đó.
Như vậy, theo quy định, cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi vẫn có thể trở thành hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam.
Lưu ý: Trong trường hợp này thì bố, mẹ hoặc người thân của hội viên là đại diện hợp pháp cho hội viên đó theo quy định của pháp luật.
Hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được là cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi không? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có quyền hạn gì?
Quyền của hội viên được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được học tập, cung cấp thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn; được khuyến khích và phát huy khả năng góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân rối loạn đông máu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
3. Được đề xuất ý kiến của mình qua Hội để kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ người bệnh.
4. Được cấp thẻ hội viên, được tham dự các phiên họp của Hội.
5. Thảo luận và biểu quyết công việc của Hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức vụ lãnh đạo của Hội.
6. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến rối loạn đông máu, được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các ấn phẩm xuất bản của Hội.
7. Được giới thiệu hội viên mới.
8. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
9. Được xin ra khỏi Hội khi thấy không còn điều kiện tham gia.
10. Được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
11. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, theo quy định, hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có các quyền hạn sau đây:
(1) Được Hội bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(2) Được học tập, cung cấp thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn; được khuyến khích và phát huy khả năng góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân rối loạn đông máu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
(3) Được đề xuất ý kiến của mình qua Hội để kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ người bệnh.
(4) Được cấp thẻ hội viên, được tham dự các phiên họp của Hội.
(5) Thảo luận và biểu quyết công việc của Hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức vụ lãnh đạo của Hội.
(6) Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến rối loạn đông máu, được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các ấn phẩm xuất bản của Hội.
(7) Được giới thiệu hội viên mới.
(8) Được khen thưởng theo quy định của Hội.
(9) Được xin ra khỏi Hội khi thấy không còn điều kiện tham gia.
(10) Được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
(11) Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam muốn ra khỏi Hội thì phải gửi đơn đến đơn vị nào?
Việc xin ra khỏi Hội được quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Thủ tục xin gia nhập, ra khỏi Hội
1. Các tổ chức và cá nhân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Điều lệ này, làm đơn xin gia nhập Hội sẽ được xem xét công nhận là hội viên.
2. Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội phải gửi đơn đến Ban Thường vụ, đồng thời nộp lại thẻ hội viên.
3. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục gia nhập Hội, ra khỏi Hội; quản lý việc cấp phát, sử dụng thẻ hội viên.
Như vậy, theo quy định, hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam muốn ra khỏi Hội thì phải gửi đơn đến Ban Thường vụ Hội, đồng thời nộp lại thẻ hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?