Hội Ung thư Việt Nam có được tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không?
Hội Ung thư Việt Nam có những tên gọi nào?
Tên gọi của Hội Ung thư Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Tên gọi, biểu tượng
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Hội Ung thư Việt Nam;
b) Tên tiếng Anh: Viet Nam Cancer Association;
c) Tên viết tắt tiếng Anh: VCA.
2. Biểu tượng: Hội Ung thư Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Hội Ung thư Việt Nam có các tên gọi sau đây:
(1) Tên tiếng Việt: Hội Ung thư Việt Nam;
(2) Tên tiếng Anh: Viet Nam Cancer Association;
(3) Tên viết tắt tiếng Anh: VCA.
Hội Ung thư Việt Nam có được tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Hội Ung thư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam được quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Như vậy, theo quy định, Hội Ung thư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Tự nguyện, tự quản.
(2) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
(3) Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
(4) Không vì mục đích lợi nhuận.
(5) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hội Ung thư Việt Nam có được tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không?
Quyền hạn của Hội Ung thư Việt Nam được quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, chiến lược phát triển lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội.
5. Tổ chức hội thảo, hội nghị; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về ung thư cho hội viên.
6. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước. Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ y tế trong lĩnh vực phòng chống ung thư đối với các tổ chức hay cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Tham gia nghiệm thu và đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án thuộc lĩnh vực phòng chống ung thư khi được mời.
7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
8. Thành lập pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật để thực hiện một số nhiệm vụ, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Hội.
9. Được biên soạn sách, tài liệu, tạp chí, nội san về lĩnh vực phòng, chống ung thư theo quy định của pháp luật để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức cho hội viên theo quy định của pháp luật.
10. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
12. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
13. Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với các hội viên có nhiều thành tích theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
14. Quyết định xử lý kỷ luật đối với hội viên vi phạm Điều lệ Hội.
15. Kết nạp hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.
Như vậy, Hội Ung thư Việt Nam có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, chiến lược phát triển lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?