Hối phiếu nhận nợ được xem là hoàn thành thanh toán khi người thụ hưởng hủy bỏ hối phiếu nhận nợ đúng không?
Hối phiếu nhận nợ được xem là hoàn thành thanh toán khi người thụ hưởng hủy bỏ hối phiếu nhận nợ đúng không?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về hoàn thành thanh toán hối phiếu nhận nợ như sau:
Hoàn thành thanh toán hối phiếu nhận nợ
Việc thanh toán hối phiếu nhận nợ được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
1. Khi người phát hành trở thành người thụ hưởng của hối phiếu nhận nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
2. Người phát hành đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng;
3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu nhận nợ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hối phiếu nhận nợ được xem là hoàn thành thanh toán khi người thụ hưởng hủy bỏ hối phiếu nhận nợ.
Ngoài ra, việc thanh toán hối phiếu nhận nợ còn được xem là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
- Khi người phát hành trở thành người thụ hưởng của hối phiếu nhận nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
- Người phát hành đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng.
Hối phiếu nhận nợ được xem là hoàn thành thanh toán khi người thụ hưởng hủy bỏ hối phiếu nhận nợ đúng không? (Hình từ Internet)
Hối phiếu nhận nợ được xem là bị từ chối thanh toán trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ
Các quy định từ Điều 24 đến Điều 52 của Luật này về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ cũng được áp dụng tương tự đối với hối phiếu nhận nợ.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 45 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định về từ chối thanh toán như sau:
Từ chối thanh toán
1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Như vậy, hối phiếu nhận nợ được xem là bị từ chối thanh toán trong trường hợp sau:
(1) Người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày người bị ký phát nhận được hối phiếu nhận nợ.
Trường hợp hối phiếu nhận nợ được xuất trình thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ.
(2) Khi bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005.
Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt sau thì hối phiếu nhận nợ thì có giá trị không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về nội dung của hối phiếu nhận nợ như sau:
Nội dung của hối phiếu nhận nợ
1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
2. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
3. Khi số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
4. Trong trường hợp hối phiếu nhận nợ không có đủ chỗ để viết, hối phiếu nhận nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu nhận nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu nhận nợ.
Như vậy, trường hợp cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt sau mà không được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ thì hối phiếu đó không có giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?