Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là ai?
Sáng lập viên của hợp tác xã được quy định như thế nào?
Sáng lập viên hợp tác xã được quy định như thế nào?, căn cứ theo Điều 38 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về sáng lập viên của hợp tác xã như sau:
- Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, tổ chức tự nguyện cam kết tham gia thành lập và là thành viên chính thức của hợp tác xã.
- Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo Điều lệ; chuẩn bị các điều kiện và triển khai các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.
- Sáng lập viên có thể liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức đại diện nơi thành lập hoặc cơ quan, tổ chức khác để được tư vấn, hỗ trợ việc thành lập.
- Sáng lập viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là ai? (Hình từ Internet)
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là ai?
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là ai, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức có thành phần bao gồm:
a) Sáng lập viên là cá nhân;
b) Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức;
c) Cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đại diện của tổ chức đại diện có thể được mời tham gia hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
2. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Thảo luận về dự thảo Điều lệ; danh sách thành viên; phương án sản xuất, kinh doanh; tổ chức quản trị;
b) Thông qua Điều lệ;
c) Thông qua danh sách thành viên là cá nhân, tổ chức tán thành Điều lệ và đủ điều kiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, tại hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức, thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức.
Điều lệ hợp tác xã sẽ bao gồm những nội dung gì?
Điều lệ hợp tác xã sẽ bao gồm những nội dung gì, căn cứ theo Điều 40 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về nội dung của Điều lệ của hợp tác xã không được trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên;
- Các trường hợp chấm dứt và thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, trong đó quy định cụ thể về điều kiện chấm dứt tư cách thành viên, bao gồm:
+ Trường hợp khai trừ thành viên;
+ Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc thời gian liên tục không góp sức lao động của thành viên chính thức;
+ Giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên chính thức phải sử dụng;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
- Tổ chức quản trị; thẩm quyền của Đại hội thành viên; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, kiểm soát viên đối với tổ chức quản trị rút gọn;
- Số lượng, chức danh và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; phân chia quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Vốn điều lệ; tăng, giảm vốn điều lệ; vốn góp tối thiểu, vốn góp tối đa, hình thức, thời hạn góp vốn; định giá tài sản góp vốn; trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
- Phí thành viên trong trường hợp có thành viên liên kết không góp vốn;
- Hình thức tổ chức Đại hội thành viên; cách thức biểu quyết tại Đại hội thành viên; cách thức bầu đại biểu tham dự và biểu quyết tại Đại hội thành viên trong trường hợp Đại hội thành viên tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu;
- Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tối thiểu;
- Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết với tổ chức kinh tế;
- Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập;
- Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và khoản lỗ;
- Nguyên tắc trả thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ khác cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, người lao động;
- Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Biện pháp xử lý thành viên nợ quá hạn;
- Xử lý vi phạm Điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?