Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước chỉ được tiến hành khi nào?
- Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước chỉ được tiến hành khi nào?
- Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham dự họp lấy phiếu tín nhiệm thì được bỏ bao nhiêu phiếu?
- Công chức thuộc thành phần tham gia dự họp lấy phiếu tín nhiệm vắng mặt thì có được ủy quyền cho người khác dự họp thay không?
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Quy định về tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Công chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép uỷ quyền cho người khác dự họp thay, trừ trường hợp cấp trưởng các tổ chức đoàn thể vắng mặt thì uỷ quyền cho 01 cấp phó tham dự và cấp trưởng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nội dung đã uỷ quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì các hội nghị của đơn vị, trường hợp đơn vị chưa có thủ trưởng đơn vị, thì cấp phó được giao quyền hoặc giao phụ trách chủ trì tổ chức hội nghị (trừ các trường hợp thực hiện quy trình đối với thủ trưởng đơn vị thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và cấp ủy đơn vị chủ trì hội nghị).
Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của Hội nghị.
3. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.
Như vậy, theo quy định thì Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt.
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham dự họp lấy phiếu tín nhiệm thì được bỏ bao nhiêu phiếu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Quy định về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
1. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dự họp thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ 01 (một) phiếu.
2. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Tổ Kiểm phiếu. Tổ Kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được hội nghị thông qua (theo hình thức biểu quyết).
3. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải được lập thành biên bản và được công bố công khai tại hội nghị.
4. Trường hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với nhân sự đạt tỷ lệ phiếu trên 50% trong tổng số thành viên tham gia dự họp ghi phiếu đồng ý thì tiến hành các trình tự, thủ tục tiếp theo của quy trình. Nếu đạt tỷ lệ phiếu từ 50% trở xuống, thì thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định, trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dự họp lấy phiếu tín nhiệm thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được bỏ 01 (một) phiếu.
Công chức thuộc thành phần tham gia dự họp lấy phiếu tín nhiệm vắng mặt thì có được ủy quyền cho người khác dự họp thay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Quy định về tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Công chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự họp thay, trừ trường hợp cấp trưởng các tổ chức đoàn thể vắng mặt thì uỷ quyền cho 01 cấp phó tham dự và cấp trưởng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nội dung đã uỷ quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì các hội nghị của đơn vị, trường hợp đơn vị chưa có thủ trưởng đơn vị, thì cấp phó được giao quyền hoặc giao phụ trách chủ trì tổ chức hội nghị (trừ các trường hợp thực hiện quy trình đối với thủ trưởng đơn vị thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và cấp ủy đơn vị chủ trì hội nghị).
Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của Hội nghị.
3. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.
Như vậy, theo quy định, công chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự họp thay.
Trừ trường hợp cấp trưởng các tổ chức đoàn thể vắng mặt thì ủy quyền cho 01 cấp phó tham dự và cấp trưởng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nội dung đã uỷ quyền.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?