Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương có được mời Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự không?

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương có được mời Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự không? Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba được gửi trước ngày bầu cử bao lâu? - Câu hỏi của anh Minh An đến từ Vĩnh Phúc

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương có được mời Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự không?

Căn cứ vào Điều 48 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử.

- Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương bao gồm:

+ Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.

+ Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba (Hình từ Internet)

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức ra sao?

Căn cứ vào Điều 49 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử.

- Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

+ Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc.

+ Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba được gửi trước ngày bầu cử bao lâu?

Căn cứ vào Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.
3. Căn cứ vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử quốc gia gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh danh sách và hồ sơ những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách do Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh gửi đến chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
5. Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
Người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở một đơn vị bầu cử.
6. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
7. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương mình theo quyết định, của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Như vậy, chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.

Hội nghị hiệp thương
Bầu cử đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiến hành bỏ phiếu trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Người đang cách ly tại nhà do mắc bệnh Covid-19 có được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương được tổ chức trước ngày bầu cử bao lâu?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương và địa phương được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương có được mời Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghị hiệp thương
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,049 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị hiệp thương Bầu cử đại biểu Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghị hiệp thương Xem toàn bộ văn bản về Bầu cử đại biểu Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào