Hội nghị cử tri là gì? Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào?
Hội nghị cử tri là gì?
Hiện tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 và các văn bản có liên quan không có định nghĩa cụ thể về hội nghị cử tri.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì có thể hiểu hội nghị cử tri là cuộc họp của cử tri trong khu vực nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đứng ra triệu tập, chủ trì để tiến hành một số công việc do pháp luật quy định liên quan đến hoạt động bầu cử.
Hội nghị cử tri được tổ chức để thảo luận những vấn đề do Nhà nước yêu cầu, lấy ý kiến nhận xét đối với các ứng cử viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội nghị cử tri là nơi đại biểu tiếp xúc với cử tri, báo cáo về hoạt động của mình và của Quốc hội hay của Hội đồng nhân dân cho cử tri biết.
* Hội nghỉ cử tri sẽ được tổ chức tại các địa điểm sau:
(1) Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị này.
(2) Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội do ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh, đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị cử tri này.
Hội nghị cử tri là gì? Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 có quy định như sau:
Hội nghị cử tri
...
3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
....
Theo đó, trong cuộc họp cử tri, cử tri sẽ nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú theo Nghị quyết 1186 thế nào?
Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú được quy định cụ thể theo Điều 2 Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 như sau:
(1) Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống.
Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
(2) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.
Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa có tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban quản trị khu chung cư hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.
(3) Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.
(4) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 11 chọn lọc? Lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống? Đặc điểm môn Văn?
- Công văn 114 về lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS, THPT?
- Phụ lục Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế áp dụng từ ngày 6/2/2025 chi tiết tải về ở đâu?
- Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu? Gửi tài liệu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu có được không?
- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện năng lực gì theo Nghị định 175?