Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có được quyền gây quỹ không? Nhiệm vụ của Hội được quy định thế nào?
Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có được quyền gây quỹ không?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho Hội viên trong các quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và Hội viên. Tổ chức phối hợp hoạt động igữa các Hội viên vì lợi ích chung của Hội, hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
3. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung haọt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
5. Được gây Quỹ của Hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Được tham gia ký kết và thực hiện các thỏa thuận với các tổ chức quốc tế, các hoạt động quốc tế theo quy định của pháp luật.
8. Chủ trì phối hợp giữa các Hội viên trong việc chủ động tìm kiếm, xây dựng và phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải Việt Nam.
9. Thành lập và giải thể các tổ chức của Hội theo quy định của pháp luật.
10. Khen thưởng các Hội viên có thành tích trong thực hiện Điều lệ của Hội.
Theo quy định trên, Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam được gây Quỹ của Hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp các tổ chức và công dân hoạt động trong lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nhằm mục đích đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Hội viên trong Hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác xây dựng và phát triển lĩnh vực môi trường giao thông vận tải Việt Nam.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải, hỗ trợ Hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững.
3. Chủ động trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm, xây dựng và phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải và giúp đỡ Hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình quản lý và bảo vệ các công trình giao thông vận tải, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Hướng dẫn và giúp đỡ Hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của Hội vêin.
5. Cập nhật và cung cấp cho các Hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực môi trường và phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải.
6. Hướng dẫn, giám sát các Hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Hội.
7. Tổng hợp ý kiến của các Hội viên để kiến nghị với Nhà nước về chính sách, cơ chế đối với ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải, tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững.
8. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Hội viên. Tham gia hòa giải tranh chấp giữa các Hội viên.
9. Giới thiệu thành tựu và năng lực của các Hội viên trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
10. Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, khoa học, quản lý, kinh tế cho các Hội viên.
11. Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác thuộc lĩnh vực chuyên ngành môi trường giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm trao đổi ý kiến, tập huấn và hỗ trợ đào tạo, thực tập ở trong và ngoài nước về lĩnh vực môi trường giao thông vận tải và các lĩnh vực có liên quan theo quy định của Nhà nước.
13. Giúp đỡ, tư vấn cho các Hội viên trong việc nghiên cứu và phát triển năng lực hoạt động của các Hội viên.
14. Triển khai các hoạt động hợp tác, hỗ trợ nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Hội và các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Quan hệ với các tổ chức Quốc tế, tạo môi trường phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải Việt Nam hòa nhập với khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tham quan chuyên đề trong và ngoài nước. Tham dự Hội nghị Quốc tế về lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nói riêng và lĩnh vực môi trường nói chung.
Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nuớc Việt Nam yêu cầu.
Theo đó, Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 12 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV về cơ cấu, tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hội
Hội Môi trường Giao thông vận tải Việt Nam được tổ chức theo mô hình:
1. Đại hội toàn thể Hội viên.
2. Ban Chấp hành Trung ương Hội.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội.
4. Ban Kiểm tra Hội.
5. Văn phòng Hội.
6. Các Tiểu Ban chuyên môn.
7. Các Chi hội cơ sở.
8. Tạp chí của Hội.
9. Các tổ chức nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ, kinh doanh trực thuộc Hội.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?