Hội Luật gia khi tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày Pháp luật tại địa phương được hưởng chính sách gì?
- Hội Luật gia có bắt buộc phải tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày pháp luật tại địa phương không?
- Hội Luật gia khi tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày Pháp luật tại địa phương được hưởng những chính sách gì?
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gì trong hoạt động phổ biến pháp luật?
Hội Luật gia có bắt buộc phải tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày pháp luật tại địa phương không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về việc tham gia các hoạt động phổ biến pháp luật của Hội Luật gia như sau:
Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật
1. Nhà nước khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2. Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật hướng dẫn việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí hằng năm của luật gia, luật sư, công chứng viên, hội viên.
...
Theo quy định này, Hội Luật gia tại các địa phương được Nhà nước khuyến khích tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức chứ không có quy định bắt buộc.
Thông thường Hội Luật gia sẽ tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật hoặc các hoạt động phổ biến pháp luật tại địa phương theo yêu cầu từ địa phương để đảm bảo công tác phố biến pháp luật hàng năm của mình.
Hội Luật gia khi tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày Pháp luật tại địa phương thì có được hưởng những chính sách gì không? (Hình từ Internet)
Hội Luật gia khi tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày Pháp luật tại địa phương được hưởng những chính sách gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về chính sách được hưởng khi Hội Luật gia thực hiện phổ biến pháp luật như sau:
Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật
...
3. Hội Luật gia các cấp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng và các thành viên của các tổ chức này tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, Hội luật gia khi tham gia tư vấn pháp luật trong Ngày Pháp luật tại địa phương sẽ được hưởng một số chính sách theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Được cơ quan nhà nước cấp phát tài liệu pháp luật, cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực pháp luật được phổ biến, giáo dục; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật không thu tiền trong trường hợp tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nguồn kinh phí của mình;
(2) Được thực hiện hoạt động quảng cáo khi tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo;
(3) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gì trong hoạt động phổ biến pháp luật?
Theo Điều 4 Nghị định 28/2013/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có một số trách nhiệm gì trong hoạt động phổ biến pháp luật:
(1) Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(2) Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(3) Thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(4) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn;
(5) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?