Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền hạn của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam là gì?
Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động
Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước. Hội là hội thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, được quan hệ hoặc gia nhập làm thành viên của các hội quốc tế và khu vực cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước.
Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Động viên, bồi dưỡng, khai thác năng lực sáng tạo của hội viên thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước hướng vào việc nghiên cứu, triển khai, tổng kết kinh nghiệm, áp dụng khoa học kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
2. Tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới và nâng cao trình độ nghiên cứu, trình độ thực hành nghiệp vụ tư vấn và năng lực quản lý kinh tế trong đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ hội viên có nhiều triển vọng phát triển, nhất là hội viên trẻ, nâng cao năng lực, tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu trở thành những chuyên gia giỏi về nghiên cứu khoa học, tư vấn và quản lý kinh tế ngành.
3. Thực hiện chức năng tư vấn (đề xuất giải pháp, làm phản biện, đóng góp ý kiến, đánh giá hiệu quả kinh tế, tính khả thi các dự án, giám sát đánh giá đầu tư) về những chủ trương chính sách, pháp luật kinh tế, chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư và xây dựng và về các dự án đầu tư - xây dựng của Nhà nước, của các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chức năng hoạt động dịch vụ tư vấn trong: đầu tư xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng và các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
5. Trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam, Điều lệ của Hội và Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội thiết lập các mối quan hệ đồng nghiệp với các tổ chức nghề nghiệp hoặc chuyên gia nước ngoài để trao đổi học thuật và kinh nghiệm quản lý kinh tế. Tổ chức việc hợp tác nghiên cứu và dịch vụ với nước ngoài và tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện, phương tiện cần thiết để phát huy vai trò của Hội trong tiến trình đổi mới quản lý kinh tế đầu tư và xây dựng theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của Hội là hội thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Theo đó, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quyền hạn của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam là gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên.
2. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học, hỗ trợ các dự án, nghiên cứu áp dụng, thực nghiệm khoa học quản lý kinh tế trong đầu tư và xây dựng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, thông qua các hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của hội viên đối với các dự án luật, các chính sách, chủ trương, biện pháp quản lý thuộc lĩnh vực kinh tế đầu tư và xây dựng để trực tiếp hoặc thông qua Tổng hội Xây dựng Việt Nam đóng góp cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; báo cáo chuyên đề; thi sáng tạo; tham quan; điều tra khảo sát thực tế; triển lãm phổ biến thành tựu khoa học, kinh nghiệm quản lý kinh tế trong đầu tư và xây dựng trong và ngoài nước.
5. Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn về nghiệp vụ chuyên môn về kinh tế đầu tư và xây dựng do Hội tổ chức theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thông tin, cập nhật tư liệu thuộc lĩnh vực kinh tế đầu tư và xây dựng dưới các hình thức thích hợp như: biên soạn sách, tài liệu chuyên môn, tạp chí, thông tin của Hội để xuất bản theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức đánh giá thành tích, khen thưởng kịp thời các hoạt động sáng tạo của hội viên hoặc của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đầu tư và xây dựng.
Như vậy, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?