Hội Kiến trúc sư Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hội là gì?
Hội Kiến trúc sư Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực kiến trúc và có quan hệ hợp tác, trao đổi nghề nghiệp với các tổ chức đồng nghiệp trên thế giới theo quy định của pháp luật.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Kiến trúc sư Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động
Tổ chức và hoạt động của Hội được thực hiện theo nguyên tắc:
1. Tự nguyện, tự quản;
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của hội viên;
3. Tự chủ về tài chính;
4. Không vì mục đích lợi nhuận;
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Theo đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam được tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Nhiệm vụ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2. Tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội được phê duyệt. Hoạt động của Hội được thực hiện trên nguyên tắc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội, không được làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
3. Chăm lo công tác nghiên cứu, lý luận phê bình và sáng tác kiến trúc cho hội viên, làm cơ sở phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang tính hiện đại, tính dân tộc.
4. Xây dựng đội ngũ hội viên là kiến trúc sư, phát hiện, phát triển bồi dưỡng nhân tài. Nâng cao năng lực sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp của kiến trúc sư trẻ.
5. Thực hiện tư vấn phản biện và giám định xã hội. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm và thành tựu về kiến trúc - xây dựng của Việt Nam và thế giới cho kiến trúc sư và xã hội, thực hiện tư vấn tự nguyện cho cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ về kiến trúc phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và sự phát triển của đất nước.
7. Xây dựng và kiện toàn tổ chức Hội để hoạt động hiệu quả và có tác động tích cực đến sự nghiệp kiến trúc - xây dựng.
8. Theo dõi, giám sát, phản ánh việc thực hiện Quy tắc ứng xử nghề nghiệp cho kiến trúc sư hành nghề.
9. Tham gia các hoạt động quốc tế, khu vực ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền, nhằm tuyên truyền giới thiệu kiến trúc Việt Nam, mở rộng hợp tác nghề nghiệp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp quốc tế.
10. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội.
11. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
12. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
13. Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
14. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
15. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?