Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê hoạt động theo nguyên tắc nào? Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê là những ai?
- Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê là những ai?
- Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có các nhiệm vụ như thế nào?
- Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có những quyền nào?
- Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê bị xóa tên ra khỏi hội khi nào?
Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chi-lê ban hành kèm theo Quyết định 53/2005/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chilê hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ và thống nhất hành động. Ban Chấp hành Trung ương Hội được bầu thông qua hiệp thương dần chủ. Trường hợp đặc biệt không bầu được thì Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Hội sê được chỉ định nhng không quá thời hạn một năm.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ và thống nhất hành động.
Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê là những ai?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chi-lê ban hành kèm theo Quyết định 53/2005/QĐ-BNV, có quy định
Các tổ chức, công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Trung ương Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội và là hội viên của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê là các tổ chức, công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Trung ương Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội và là hội viên của Hội.
Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chi-lê ban hành kèm theo Quyết định 53/2005/QĐ-BNV, có quy định về các hội viên có nhiệm vụ như sau:
Các hội viên có nhiệm vụ:
- Chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội, tích cực tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Chi-lê.
- Tuyên truyền rộng rãi tôn chỉ, mục đích và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội. Đóng góp vào tài chỉnh của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có các nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội, tích cực tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Chi-lê.
- Tuyên truyền rộng rãi tôn chỉ, mục đích và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội. Đóng góp vào tài chỉnh của Hội.
Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có những quyền nào?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chi-lê ban hành kèm theo Quyết định 53/2005/QĐ-BNV, có quy định về các hội viên có quyền như sau:
Các hội viên có quyền:
Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội. Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữu nghi và hợp tác giữa nhân dán Việt Nam và Chilê trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội. Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. Được quyền tự nguyện xin ra khỏi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê có những quyền sau:
- Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữu nghi và hợp tác giữa nhân dán Việt Nam và Chi lê trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.
- Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. Được quyền tự nguyện xin ra khỏi Hội.
Hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê bị xóa tên ra khỏi hội khi nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chi-lê ban hành kèm theo Quyết định 53/2005/QĐ-BNV, có quy định về xóa tên và khai trừ hôi viên như sau:
Xóa tên và khai trừ hội viên:
1. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải theo Thư thông báo Ban Chấp hành Trung ương Hội để xóa tên trong danh sách hội viên.
2. Hội viên hoạt động trái với Điều lệ và Nghị quyết của Hội sẽ bị xóa tên trong danh sách hội viên
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam và Chi lê khi hoạt động trái với Điều lệ và Nghị quyết của Hội sẽ bị xóa tên trong danh sách hội viên hoặc hội viên muốn ra khỏi Hội thì phải theo Thư thông báo Ban Chấp hành Trung ương Hội để xóa tên trong danh sách hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?