Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có mục đích hoạt động là gì? Phạm vi hoạt động của Hội được quy định thế nào?
Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có mục đích hoạt động là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam đã và đang hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật để góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với khu vực miền núi.
Theo đó, Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có mục đích hoạt động là tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật để góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với khu vực miền núi.
Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi (Hình từ Internet)
Phạm vi hoạt động của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước ở những địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, phạm vi hoạt động của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi là trên phạm vi cả nước ở những địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội, lĩnh vực Hội hoạt động và được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ, được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
...
Như vậy, Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật.
Đồng thời Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi còn có quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?