Hội đồng Y khoa Quốc gia do ai thành lập? Hội đồng Y khoa Quốc gia có tối đa bao nhiêu Ủy viên?
Hội đồng Y khoa Quốc gia do ai thành lập?
Người thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định tại Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Hội đồng Y khoa Quốc gia
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo quy định trên, người thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng Y khoa Quốc gia có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
Hội đồng Y khoa quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng Y khoa Quốc gia có tối đa bao nhiêu Ủy viên?
Số lượng Ủy viên tối đa của Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia:
1. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm. Các Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các lĩnh vực, công việc theo phân công nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng; có 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoạt động chuyên trách giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và những việc khác có liên quan khi được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Ủy viên Hội đồng có từ 27 đến 29 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
a) Đại diện của Tổng hội Y học Việt Nam và một số Hội nghề nghiệp, chuyên khoa, chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế.
b) Đại diện một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.
c) Đại diện một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế.
đ) 01 thành viên đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thành viên Hội đồng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Theo quy định trên, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ có tối đa 29 Ủy viên do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
- Đại diện của Tổng hội Y học Việt Nam và một số Hội nghề nghiệp, chuyên khoa, chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế.
- Đại diện một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.
- Đại diện một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế.
- 01 thành viên đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để trở thành thành viên của Hội đồng Y khoa Quốc gia thì phải có trình độ sau đại học đúng không?
Tiêu chuẩn thành viên của Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
1. Có đủ sức khỏe, thời gian thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng.
2. Có trình độ từ sau đại học trở lên và có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với vị trí chuyên môn dự kiến được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng, trong đó thành viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo hoặc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc pháp chế.
3. Không thuộc các trường hợp sau đây:
a) Người đã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến lĩnh vực chuyên môn về y tế;
b) Người đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về kỷ luật, khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, để trở thành thành viên của Hội đồng Y khoa Quốc gia thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó cá nhân phải có trình độ từ sau đại học trở lên và có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với vị trí chuyên môn dự kiến được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng.
Trong đó thành viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo hoặc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc pháp chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?