Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân do ai thành lập? Gồm những thành viên nào theo quy định?
Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân do ai thành lập? Gồm những thành viên nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp thành lập Hội đồng xử lý rủi ro. Thành phần Hội đồng xử lý rủi ro bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro;
b) Trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Tối thiểu 02 thành viên khác do Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Định kỳ hàng quý xem xét việc đánh giá phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro do Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân báo cáo;
b) Quyết định về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, trong đó phải xác định rõ thời gian và biện pháp để thu hồi nợ;
d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ để xuất toán các khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
e) Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro trình Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ký ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp thành lập Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Gồm những thành viên sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro;
- Trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Tối thiểu 02 thành viên khác do Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định.
Quy chế xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân có các nội dung cơ bản nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay chịu rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô, phù hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Đối với những khoản nhận ủy thác cho vay mà Quỹ Hỗ trợ nông dân không chịu rủi ro thì không trích lập dự phòng rủi ro.
3. Tối thiểu sau 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và đã thực hiện tất cả các biện pháp xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được nợ, căn cứ đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo;
b) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh sau khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo;
c) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp huyện sau khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có ý kiến chỉ đạo.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng quy chế xử lý rủi ro và trình Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp. Quy chế xử lý rủi ro bao gồm các nội dung cơ bản sau: nguyên tắc xử lý rủi ro; các trường hợp, biện pháp, thẩm quyền xử lý rủi ro; hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro, chế độ thông tin, báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Như vậy, theo quy định trên thì quy chế xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân có các nội dung cơ bản sau:
- Nguyên tắc xử lý rủi ro;
- Các trường hợp, biện pháp, thẩm quyền xử lý rủi ro;
- Hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro, chế độ thông tin, báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quy chế nội bộ mẫu về xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân tối thiểu các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì quy chế nội bộ mẫu về xử lý rủi ro tối thiểu các nội dung sau:
- Nguyên tắc xử lý rủi ro;
- Các trường hợp, biện pháp xử lý rủi ro;
- Thẩm quyền xử lý rủi ro;
- Hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý rủi ro;
- Sử dụng dự phòng rủi ro;
- Chế độ thông tin, báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt?
- Viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4? Mẫu tham khảo viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4 trong 2-3 câu?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?
- Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy 25 27? Tải về Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy chi tiết, mới nhất?