Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm để tăng mức bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự hay không?

Xin chào, tôi có câu hỏi liên quan đến xét xử phúc thẩm cần được giải đáp. Cụ thể, tôi đang là bị hại trong một vụ án hình sự. Vụ án đã được xét xử sơ thẩm nhưng vì không đồng ý với quyết định của Tòa án nên tôi đã kháng cáo để nhằm tăng mức bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tôi muốn biết Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bán án sơ thẩm để tăng mức bồi thường thiệt hại lên hay không? Trường hợp nào thì Tòa án sẽ sửa bản án sơ thẩm? Mong sớm nhận được giải đáp!

Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm được quy định như thế nào?

Theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục phiên tòa phúc thẩm cụ thể như sau:

(1) Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

(2) Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

- Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

(3) Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Hội đồng xét xử phúc thẩm có được sửa bản án sơ thẩm không?

Hội đồng xét xử phúc thẩm có được sửa bán án sơ thẩm hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:

“1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.”

Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

- Sửa bản án sơ thẩm;

- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm.

Trường hợp nào Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định sửa bản án sơ thẩm?

Theo Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc sửa bản án sơ thẩm cụ thể như sau:

“Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.”

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm.

Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm để tăng mức bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự hay không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sửa bản án sơ thẩm, theo đó nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể tăng mức bồi thường thiệt hại.

Như vậy, trường hợp bạn là bị hại kháng cáo và có yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể xem xét sửa bản án sơ thẩm để tăng mức bồi thường thiệt hại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
3,707 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào