Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được thành lập theo bao nhiêu cấp?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được thành lập theo bao nhiêu cấp?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ có nhiệm vụ gì và làm việc dựa trên nguyên tắc nào?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ gồm những thành phần nào?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được thành lập theo bao nhiêu cấp?
Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” được thành lập từng đợt theo 3 cấp:
a) Hội đồng cấp tỉnh;
b) Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
c) Hội đồng cấp Nhà nước.
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” có nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng bảo đảm đúng quy định tại Nghị định này;
b) Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
c) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng có thẩm quyền;
d) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
...
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được thành lập từng đợt theo 3 cấp:
- Hội đồng cấp tỉnh;
- Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
- Hội đồng cấp Nhà nước.
Lưu ý: Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ có nhiệm vụ gì và làm việc dựa trên nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” có nhiệm vụ:
- Tổ chức việc xét tặng bảo đảm đúng quy định tại Nghị định này;
- Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
- Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng có thẩm quyền;
- Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” làm việc theo nguyên tắc:
- Dân chủ, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu Mẫu số 5, số 6 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng;
- Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” không là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”;
- Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ gồm những thành phần nào?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”
...
4. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cùng cấp; tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; một số Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và nhà khoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâu về nghề thủ công mỹ nghệ liên quan.
5. Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.
Theo đó, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ gồm những thành phần sau:
- Chủ tịch Hội đồng,
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng,
- Các ủy viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cùng cấp;
- Tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Một số Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và nhà khoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâu về nghề thủ công mỹ nghệ liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?