Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp Nhà nước được thực hiện theo mấy bước?
- Hội đồng cấp Nhà nước cần chuẩn bị những hồ sơ gì để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước do ai quyết định thành lập?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp Nhà nước
1. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp Nhà nước gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Công Thương;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; lãnh đạo Bộ Công Thương;
c) Các ủy viên Hội đồng.
...
Căn cứ trên quy định Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hội đồng cấp Nhà nước có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp Nhà nước gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các ủy viên Hội đồng.
Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp Nhà nước được thực hiện theo mấy bước?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp Nhà nước được thực hiện theo 06 bước sau:
Bước 1: Thẩm định nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét việc đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân đối với từng danh hiệu theo quy định tại Nghị định này;
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”;
Bước 3: Đăng tải kết quả xét chọn trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc;
Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”;
Bước 5: Gửi văn bản báo cáo về kết quả xét chọn của Hội đồng cấp Nhà nước cùng với 03 (ba) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ theo thời gian quy định trong Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”;
Bước 6: Thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
Hội đồng cấp Nhà nước cần chuẩn bị những hồ sơ gì để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét?
Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
...
4. Hồ sơ của Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Biên bản họp Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước.
Theo đó, Hội đồng cấp Nhà nước cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bao gồm:
- Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này;
- Biên bản họp Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết gia đình 2025 Ất Tỵ? Lời chúc gia đình năm mới 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- Tại sao không có 30 Tết trong 9 năm tới? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức của CBCCVC và người lao động?
- Mâm cúng giao thừa có gì? Cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán có phải là mê tín dị đoan không?
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?