Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ gì? Hội đồng tuyển chọn chỉ tiến hành phiên họp khi nào?
- Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ gì?
- Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ tiến hành phiên họp khi nào?
- Chương trình làm việc trong phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được gửi cho thành viên Hội đồng khi nào?
- Đại diện của các cơ quan được mời tham gia phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có được tham gia biểu quyết liên quan đến việc tuyển chọn không?
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng và phải được ít nhất ba thành viên trở lên biểu quyết tán thành.
Theo quy định trên, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ tập thể. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng và phải được ít nhất ba thành viên trở lên biểu quyết tán thành.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ tiến hành phiên họp khi nào?
Theo Điều 3 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có từ ba ủy viên trở lên tham gia. Uỷ viên của Hội đồng nếu vì lý do công tác không tham dự được phiên họp của Hội đồng thì có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề thuộc chương trình làm việc của phiên họp.
Như vậy, phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có từ ba ủy viên trở lên tham gia.
Uỷ viên của Hội đồng nếu vì lý do công tác không tham dự được phiên họp của Hội đồng thì có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề thuộc chương trình làm việc của phiên họp.
Chương trình làm việc trong phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được gửi cho thành viên Hội đồng khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Giấy triệu tập phiên họp, chương trình làm việc của phiên họp và các tài liệu phục vụ cho phiên họp (hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem xét việc cách chức chức danh Thẩm phán...) phải được gửi cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là mười ngày trước ngày tiến hành phiên họp của Hội đồng.
Theo đó, chậm nhất là mười ngày trước ngày tiến hành phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giấy triệu tập phiên họp, chương trình làm việc của phiên họp và các tài liệu phục vụ cho phiên họp (hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem xét việc cách chức chức danh Thẩm phán...) phải được gửi cho các thành viên Hội đồng tuyển chọn.
Đại diện của các cơ quan được mời tham gia phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có được tham gia biểu quyết liên quan đến việc tuyển chọn không?
Tại Điều 5 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
1. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định mời đại diện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan tham gia phiên họp của Hội đồng và phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán.
2. Chuyên viên của các cơ quan, tổ chức hữu quan được phân công giúp việc cho từng thành viên Hội đồng được tham dự các phiên họp của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định mời đại diện của các cơ quan hữu quan tham gia phiên họp của Hội đồng và phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến việc tuyển chọn Thẩm phán, miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?