Hội đồng trường được thành lập ở đâu? Ngoài hội đồng trường, cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập còn bao gồm?
Hội đồng trường được thành lập ở đâu?
Để biết hội đồng trường được thành lập ở đâu thì căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
2. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường;
b) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định của pháp luật;
d) Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc đề nghị miễn nhiệm hiệu trưởng;
đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
...
Như vậy, theo quy định, hội đồng trường được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
Lưu ý: Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường;
- Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
- Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định của pháp luật;
- Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc đề nghị miễn nhiệm hiệu trưởng;
- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Hội đồng trường được thành lập ở đâu? Ngoài hội đồng trường, cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập còn bao gồm? (Hình từ Internet)
Quy định về thành phần tham gia hội đồng trường như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, thành phần tham gia hội đồng trường bao gồm:
- Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có);
- Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
Lưu ý:
- Chủ tịch hội đồng trường do thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
- Thẩm quyền, thủ tục thành lập, số lượng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hội đồng trường; nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng trường; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(khoản 4, 5, 6 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Ngoài hội đồng trường, cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập còn bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Đối chiếu theo quy định trên, có thể thấy ngoài hội đồng trường, cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập còn bao gồm:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các khoa, bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy đề nghị công bố lại bến xe khách mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị công bố lại bến xe khách gồm những gì?
- Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo Thông tư 01/2025 ra sao? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Mẫu quy trình xử lý kỷ luật sa thải nhân viên? Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì có chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội làm việc theo chế độ nào? Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi mới nhất hiện nay theo Nghị định 08 2025? Tải Mẫu báo cáo ở đâu?