Hội đồng trường của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có bao nhiêu thành viên không thuộc biên chế của Trường?
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2557/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
Trường có Hội đồng trường, Hội đồng Nội trị (Senat), Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo, các khoa, phòng, ban, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng trường; , Hội đồng Nội trị; Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo, các khoa, phòng, ban, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội đồng trường của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có bao nhiêu thành viên không thuộc biên chế của Trường?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2557/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về Hội đồng trường như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của Trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho Trường, gắn Trường với cộng đồng và xã hội.
2. Các thành viên của Hội đồng trường do Chủ tịch Viện Hàn lâm bổ nhiệm theo đề nghị của hai Bên (Bên Việt Nam do Chủ tịch Viện Hàn lâm đề xuất; Bên Pháp do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề xuất). Hội đồng trường gồm 20 thành viên (trong đó có 01 Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch) không thuộc biên chế của Trường, không hưởng lương, nhưng được hưởng thù lao và phụ cấp khi tham gia các hoạt động của Hội đồng trường. Mức thù lao, phụ cấp sẽ được xác định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Thành viên Hội đồng trường của mỗi Bên bao gồm:
a) 02 đại diện do Chính phủ hai nước cử;
b) 03 đại diện các trường đại học và tổ chức nghiên cứu;
c) 02 nhà khoa học ở ngoài Trường;
d) 03 đại diện từ các tổ chức kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng trường của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội gồm có 20 thành viên không thuộc biên chế của Trường.
Hội đồng trường của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2557/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về Hội đồng trường như sau:
Hội đồng trường
…
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường:
a) Xác định chiến lược phát triển dài hạn về đào tạo, nghiên cứu, định hướng học thuật, chiến lược tài chính của Trường và quan hệ với doanh nghiệp;
b) Phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm và công tác bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu, học thuật, quản lý và dịch vụ; kiểm tra công tác quản lý Trường của Hiệu trưởng;
c) Đề nghị Chủ tịch Viện Hàn lâm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Nội trị;
d) Phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Nội trị;
đ) Phê duyệt các đề nghị của Hội đồng Nội trị liên quan đến:
- Dự án xây dựng và phát triển Trường trong đó có việc thành lập, giải thể và phát triển các khoa, bộ môn, các vị trí giảng dạy và nghiên cứu;
- Xây dựng mới, thay đổi hoặc hủy bỏ các chương trình đào tạo;
- Học phí, chính sách cấp học bổng và trợ cấp nghiên cứu;
- Danh sách thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng trường của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xác định chiến lược phát triển dài hạn về đào tạo, nghiên cứu, định hướng học thuật, chiến lược tài chính của Trường và quan hệ với doanh nghiệp;
- Phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm và công tác bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu, học thuật, quản lý và dịch vụ; kiểm tra công tác quản lý Trường của Hiệu trưởng;
- Đề nghị Chủ tịch Viện Hàn lâm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Nội trị;
- Phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Nội trị;
- Phê duyệt các đề nghị của Hội đồng Nội trị liên quan đến:
+ Dự án xây dựng và phát triển Trường trong đó có việc thành lập, giải thể và phát triển các khoa, bộ môn, các vị trí giảng dạy và nghiên cứu;
+ Xây dựng mới, thay đổi hoặc hủy bỏ các chương trình đào tạo;
+ Học phí, chính sách cấp học bổng và trợ cấp nghiên cứu;
+ Danh sách thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?