Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương gồm những thành phần nào theo quy định?
Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương gồm những thành phần nào theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định trình tự, thủ tục tiêu hủy như sau:
Trình tự, thủ tục tiêu hủy
1. Hàng năm, đơn vị trực tiếp quản lý, lưu giữ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có trách nhiệm thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
a) Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật của Cơ quan Bộ Công Thương gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Bộ: Chủ tịch Hội đồng
- Chánh hoặc Phó Văn phòng Bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện bộ phận bảo mật của cơ quan: Ủy viên
- Đại diện đơn vị có tài liệu hủy: Ủy viên
- Người trực tiếp quản lý tài liệu mật: Ủy viên
b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương gồm:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị: Chủ tịch Hội đồng
- Chánh hoặc Phó Văn phòng, Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính: Phó Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện bộ phận bảo mật của cơ quan: Ủy viên
- Đại diện của Bộ phận có tài liệu hủy: Ủy viên
- Người trực tiếp quản lý tài liệu mật: Ủy viên
...
Như vậy, Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương gồm những thành phần sau đây:
(1) Đại diện Lãnh đạo Bộ: Chủ tịch Hội đồng
(2) Chánh hoặc Phó Văn phòng Bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng
(3) Đại diện bộ phận bảo mật của cơ quan: Ủy viên
(4) Đại diện đơn vị có tài liệu hủy: Ủy viên
(5) Người trực tiếp quản lý tài liệu mật: Ủy viên
Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương gồm những thành phần nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định trình tự, thủ tục tiêu hủy như sau:
Trình tự, thủ tục tiêu hủy
...
2. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, rà soát, thống kê các tài liệu để đề xuất người có thẩm quyền theo quy định của Điều 20 Quy chế này cho phép tiêu hủy; Hội đồng tiêu hủy làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, tự giải thể sau khi việc tiêu hủy được tiến hành;
3. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước chỉ được thực hiện khi có quyết định đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền;
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được Hội đồng tiêu hủy tài liệu lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia tiêu hủy và có xác nhận của người thực hiện tiêu hủy.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật của Cơ quan Bộ Công Thương làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, tự giải thể sau khi việc tiêu hủy được tiến hành.
Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu bí mật bí mật gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định trình tự, thủ tục tiêu hủy như sau:
Trình tự, thủ tục tiêu hủy
...
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được Hội đồng tiêu hủy tài liệu lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia tiêu hủy và có xác nhận của người thực hiện tiêu hủy.
5. Toàn bộ quá trình tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được lập hồ sơ, bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh mục các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; bản thuyết minh về việc các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; quyết định cho phép tiêu hủy của người có thẩm quyền, biên bản về việc tiêu hủy.
Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật bí mật phải được lưu giữ, bảo quản tại bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật lưu trữ.
6. Không tiết lộ, không để lọt ra ngoài các tài liệu mật trong quá trình tiêu hủy.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu bí mật bao gồm:
(1) Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy;
(2) Danh mục các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy;
(3) Bản thuyết minh về việc các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy;
(4) Quyết định cho phép tiêu hủy của người có thẩm quyền,
(5) Biên bản về việc tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?