Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?

Cho tôi hỏi Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định? Người đang giữ tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền tự tiêu hủy tài liệu đó trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Thu từ Phan Thiết.

Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội là ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:

Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng ở BHXH Việt Nam là Thủ trưởng đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy; ở BHXH tỉnh là Giám đốc BHXH tỉnh có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy;
b) Các thành viên Hội đồng ở BHXH Việt Nam là đại diện các đơn vị có liên quan như: Văn phòng, Trung tâm Lưu trữ, Tổ chức cán bộ; ở BHXH tỉnh là đại diện các phòng nghiệp vụ có liên quan đến tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy như: Phòng Tổ chức - hành chính, Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ,...
...

Như vậy, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau:

(1) Chủ tịch Hội đồng ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Thủ trưởng đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước cần tiêu hủy;

(2) Chủ tịch Hội đồng ở Bảo hiểm xã hội tỉnh là Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy.

Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?

Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội là ai? (Hình từ Internet)

Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:

Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
2. Nhiệm vụ của Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước:
a) Lập bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành BHXH cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu, người ký, chức vụ. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy;
b) Không để lộ, lọt bí mật nhà nước;
c) Đối với tài liệu bí mật nhà nước là văn bản in trên giấy phải xé, đốt, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép, khôi phục được;
d) Đối với vật mang bí mật nhà nước như băng, đĩa đã ghi âm, ghi hình, phim đã chụp, ảnh... phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng hoặc tính năng, tác dụng để không thể khai thác và sử dụng được nội dung bí mật nhà nước.
3. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
...

Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

(1) Lập bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu, người ký, chức vụ.

(2) Không để lộ, lọt bí mật Nhà nước;

(3) Đối với tài liệu bí mật Nhà nước là văn bản in trên giấy phải xé, đốt, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép, khôi phục được;

(4) Đối với vật mang bí mật Nhà nước như băng, đĩa đã ghi âm, ghi hình, phim đã chụp, ảnh... phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng hoặc tính năng, tác dụng để không thể khai thác và sử dụng được nội dung bí mật Nhà nước.

Người đang giữ tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền tự tiêu hủy tài liệu đó trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:

Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
3. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
4. Trong trường hợp cần thiết phải hủy ngay tài liệu, vật mang bí mật nhà nước nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức Hội đồng tiêu hủy, thì người đang giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy, nhưng phải báo cáo bằng văn bản tới người đứng đầu đơn vị và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp cần thiết phải hủy ngay tài liệu bí mật nhà nước nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức Hội đồng tiêu hủy, thì người đang giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy, nhưng phải báo cáo bằng văn bản tới người đứng đầu đơn vị và cơ quan công an cùng cấp.

Lưu ý: Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bí mật nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Pháp luật
Cục An ninh chính trị nội bộ có trách trách nhiệm tham mưu giúp Bộ Công an thực hiện những công việc nào trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Thông tin quan trọng nào về kinh tế sẽ thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Những bí mật nhà nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội sẽ được giải mật đúng không?
Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là những hành vi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai thực hiện?
Pháp luật
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Nhân viên thư viện cố ý cung cấp những tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước
384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bí mật nhà nước

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem trọn bộ 32 danh mục bí mật nhà nước các lĩnh vực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào