Hội đồng thi sỹ quan hàng hải tàu biển Việt Nam được tổ chức như thế nào? Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập ra sao?

Cho tôi hỏi thuyền viên tàu biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình nào? Hội đồng thi sỹ quan hàng hải tàu biển Việt Nam được tổ chức như thế nào? Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập ra sao? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Thuyền viên tàu biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình nào?

Thuyền viên tàu biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình được quy định tại Điều 54 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:

Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp GCNHLNV;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp GCNKNCM.
2. Căn cứ chương trình đào tạo, huấn luyện đã được ban hành, các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng, phê duyệt chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

Như vậy, thuyền viên tàu biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình sau:

- Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp GCNHLNV;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp GCNKNCM.

Trước đây, theo Điều 54 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên như sau:

Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp GCNHLNV;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp GCNKNCM.
2. Căn cứ quy định tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tại Chương II, Chương III của Thông tư này và Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course), các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng Chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Căn cứ chương trình đào tạo, huấn luyện đã được ban hành, các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng, phê duyệt chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

Theo đó, thuyền viên tàu biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình như sau:

- Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

Hội đồng thi sỹ quan hàng hải được tổ chức như thế nào?

Hội đồng thi sỹ quan hàng hải được tổ chức được quy định theo Điều 47 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:

Hội đồng thi sỹ quan hàng hải
1. Hội đồng thi sỹ quan hàng hải (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; 01 Thư ký Hội đồng thi; 02 thành viên lãnh đạo cấp phòng của Cục Hàng hải Việt Nam (Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Tàu biển và Thuyền viên); 01 thành viên là lãnh đạo cơ sở đào tạo, huấn luyện.
2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: Danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; hình thức thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;
b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;
d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Như vậy, hội đồng thi sỹ quan hàng hải được tổ chức gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; 01 Thư ký Hội đồng thi; 02 thành viên lãnh đạo cấp phòng của Cục Hàng hải Việt Nam (Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Tàu biển và Thuyền viên); 01 thành viên là lãnh đạo cơ sở đào tạo, huấn luyện.

Trước đây, theo Điều 47 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về hội đồng thi sỹ quan hàng hải như sau:

Hội đồng thi sỹ quan hàng hải
1. Hội đồng thi sỹ quan hàng hải (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; 01 Thư ký Hội đồng thi; 02 thành viên lãnh đạo cấp phòng của Cục Hàng hải Việt Nam (Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Đăng ký tàu biển và Thuyền viên); 01 thành viên là lãnh đạo cơ sở đào tạo, huấn luyện.
2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;
b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;
d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Theo đó, hội đồng thi sỹ quan hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; 01 Thư ký Hội đồng thi; 02 thành viên lãnh đạo cấp phòng của Cục Hàng hải Việt Nam; 01 thành viên là lãnh đạo cơ sở đào tạo, huấn luyện.

Hội đồng thi sỹ quan hàng hải có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;

- Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;

- Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;

- Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập như thế nào?

Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập như thế nào? (Hình từ Internet)

Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập như thế nào?

Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập theo Điều 48 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:

Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý; nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.
3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:
a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;
b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;
c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi.

Như vậy, ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.

Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy.

Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý; nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.

Trước đó, theo Điều 48 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau: quy định về ban giám khảo như sau:

Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.
3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:
a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;
b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;
c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi.

Như vậy, ban giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.

Số lượng thành viên ban giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên ban giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.

Nhiệm vụ của ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được quy định như sau:

- Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;

- Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;

- Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi.

Thuyền viên tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có cần làm bài kiểm tra đánh giá năng lực không?
Pháp luật
Thành viên Ban Giám khảo trong kỳ thi sỹ quan hàng hải là những đối tượng nào? Chủ tịch Hội đồng thi sỹ quan hàng hải là ai?
Pháp luật
Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện của thuyền viên tàu biển Việt Nam được cấp theo thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn được cấp cho những thuyền viên tàu biển Việt Nam nào?
Pháp luật
Hội đồng thi sỹ quan hàng hải tàu biển Việt Nam được tổ chức như thế nào? Ban giám khảo kỳ thi sỹ quan hàng hải được thành lập ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam là gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Để thực hiện chương trình huấn luyện thuyền viên tàu biển thì cơ sơ huấn luyện phải đảm bảo cơ sở vật chất như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên tàu biển
728 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền viên tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào