Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân do ai thành lập và gồm bao nhiêu thành viên? Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc gì?
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân do ai thành lập và có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi)
1. Hội đồng thi do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các Ủy viên:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Lãnh đạo Học viện Tòa án;
- Trưởng phòng Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng V) của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng của Học viện Tòa án, kiêm Thư ký Hội đồng.
...
Theo đó, Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên được quy định cụ thể như trên.
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân làm việc theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi)
...
2. Hội đồng thi làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo Kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành;
b) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy định;
đ) Tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
...
Đối chiếu quy định trên, Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân làm việc nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như trên.
Thành viên Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Tại khoản 3 Điều 15 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi)
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thi:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
- Quyết định thành lập Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
- Tổ chức việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu trữ các đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật;
- Tổ chức việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
- Báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
c) Các Ủy viên của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi theo đúng quy định.
4. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao trong các hoạt động của Hội đồng.
Do đó, thành viên Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?