Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án bao gồm những ai? Các môn thi và thời gian thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án quy định như thế nào?

Cho anh hỏi, Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và Hội đồng giám sát bao gồm những ai? Các môn thi và thời gian thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Văn Duy đến từ Thái Bình

Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án bao gồm những ai?

Căn cứ vào Điều 15 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án như sau:

Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi)
1. Hội đồng thi do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các Ủy viên:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Lãnh đạo Học viện Tòa án;
- Trưởng phòng Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng V) của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng của Học viện Tòa án, kiêm Thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo Kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành;
b) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy định;
đ) Tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thi:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
- Quyết định thành lập Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
- Tổ chức việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu trữ các đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật;
- Tổ chức việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
- Báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
c) Các Ủy viên của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi theo đúng quy định.
4. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao trong các hoạt động của Hội đồng.

Như vậy, Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, cụ thể như quy định trên.

Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án bao gồm những ai?

Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án bao gồm có những người nào?

Căn cứ vào Điều 16 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban giám sát có 05 thành viên, gồm Trưởng ban và các ủy viên, cụ thể như sau:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.

b) Các Ủy viên:

- Lãnh đạo Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;

- Lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;

- Trưởng phòng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;

- Trưởng phòng của Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.

Các môn thi và thời gian thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 21 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về các môn thi, hình thức và thời gian thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án như sau:

a) Môn thi viết (kiến thức chung), gồm một số nội dung cơ bản:

- Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;

- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;

- Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.

b) Môn thi trắc nghiệm, gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.

- Thời gian làm bài thi:

a) Thi viết: có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.

b) Thi trắc nghiệm: có thời gian làm bài không quá 60 phút.

- Các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.

Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi tiết bảng lương thư ký tòa án từ tháng 7 năm 2024 không còn phụ cấp đặc thù được thiết kế ra sao?
Pháp luật
Bảng lương của Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Lương Thư ký tòa án năm 2024 là bao nhiêu? Sẽ áp dụng bảng lương mới sau cải cách tiền lương cho Thư ký tòa án khi nào?
Pháp luật
Dự kiến lương Thư ký tòa án năm 2024 sẽ tăng lên đúng không? Bảng lương mới của Thư ký tòa án ra sao?
Pháp luật
Luật sư móc nối, quan hệ với thư ký tòa án để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Pháp luật
Bảng lương Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao mới nhất? Mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định?
Pháp luật
Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có những loại chứng chỉ nào? Công việc cụ thể của chức danh này?
Pháp luật
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần có kinh nghiệm thế nào? Yêu cầu về thành tích công tác?
Pháp luật
Thẩm tra viên thi hành án dân sự chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm tra viên
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
541 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm tra viên Thư ký Tòa án
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào