Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải gồm những thành phần nào? Thực hiện chức năng gì?
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải gồm những thành phần nào?
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở
1. Các đơn vị có tư cách pháp nhân phải thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, thành Phần gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị;
b) Phó Chủ tịch thường trực là người đứng đầu tổ chức, tham mưu giúp việc Thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng; các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
c) Các Ủy viên là đại diện cấp ủy, tổ chức đoàn thể và thủ trưởng một số đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
...
Theo đó, các đơn vị có tư cách pháp nhân ngành Giao thông vận tải phải thành lập Hội đồng Thi đua,Khen thưởng, thành phần gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị;
- Phó Chủ tịch thường trực là người đứng đầu tổ chức, tham mưu giúp việc Thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng; các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
-Các Ủy viên là đại diện cấp ủy, tổ chức đoàn thể và thủ trưởng một số đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải thực hiện chức năng gì?
Theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở
...
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở hoạt động theo Quy chế do Thủ trưởng đơn vị ban hành, thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn về công tác thi đua, khen thưởng; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời một số đại biểu có liên quan tham dự các cuộc họp; các đại biểu mời dự họp được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
...
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải hoạt động theo Quy chế do Thủ trưởng đơn vị ban hành, thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn về công tác thi đua, khen thưởng; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời một số đại biểu có liên quan tham dự các cuộc họp; các đại biểu mời dự họp được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở
...
3. Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở
a) Tổ chức phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực, nhiệm vụ quản lý của đơn vị, đảm bảo cho phong trào phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đúng hướng, thiết thực và có hiệu quả;
b) Bình xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua, trình Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên khen thưởng theo quy định;
c) Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ trưởng đơn vị giao.
4. Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, việc xét, đề nghị khen thưởng do thủ trưởng đơn vị phối hợp với đại diện cấp ủy, tổ chức đoàn thể đơn vị đó thực hiện.
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ sở ngành Giao thông vận tải có những nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực, nhiệm vụ quản lý của đơn vị, đảm bảo cho phong trào phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đúng hướng, thiết thực và có hiệu quả;
- Bình xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua, trình Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên khen thưởng theo quy định;
- Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ trưởng đơn vị giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?