Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh được tổ chức như thế nào theo quy định mới nhất 2024? Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh được tổ chức như thế nào theo quy định mới nhất 2024?
Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.
Thành phần Hội đồng thi đua khen thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 98/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hội đồng có không quá 04 Phó Chủ tịch. Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Chủ tịch thường trực. Chủ tịch Hội đồng quyết định cơ cấu, thành phần các thành viên Hội đồng; ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Ban (Phòng) Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh.
Ngoài ra, người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở, ban, ngành thuộc tỉnh và các đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc tỉnh; Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có trách nhiệm thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp mình để tham mưu, tư vấn về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh được tổ chức như thế nào theo quy định mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn; tổ chức thi đua theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng thưởng danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Thành phần hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm những ai và hoạt động như thế nào theo quy định mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Các Ủy viên Hội đồng.
Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương:
- Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số, các ý kiến khác nhau của các Ủy viên Hội đồng về việc đề xuất các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đều được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định;
- Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá công tác của Hội đồng, tổng hợp tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng của cả nước, triển khai nhiệm vụ 06 tháng tiếp theo và cho ý kiến giải quyết những vấn đề cần thiết khác. Hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.
Chủ tịch Hội đồng chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chủ trì phiên họp.
Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên tham dự. Đối với phiên họp có nội dung về xem xét đề nghị tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng phải có ít nhất 90% tổng số Ủy viên Hội đồng tham dự. Các trường hợp được đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng phải đạt từ 90% trở lên số phiếu đồng ý của các Ủy viên Hội đồng (nếu Ủy viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
Thường trực Hội đồng họp thường kỳ 03 tháng một lần. Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng; Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, cho ý kiến về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” theo đề nghị của cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng. Các trường hợp được đề nghị tặng danh hiệu danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt từ 90% trở lên số phiếu đồng ý của các thành viên Thường trực Hội đồng (nếu thành viên Thường trực Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản);
- Thành lập, hướng dẫn tổ chức và hoạt động các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức;
- Hội đồng theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và các phong trào thi đua ở các bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, tỉnh là quan hệ chỉ đạo, phối hợp. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?