Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin có những ban nào? Nhiệm vụ của Hội đồng thi được quy định ra sao?
Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin có những ban nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về Hội đồng thi như sau:
Hội đồng thi
1. Hội đồng thi do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của trung tâm sát hạch ra quyết định thành lập.
2. Thành phần Hội đồng thi gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần) do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trung tâm đảm nhiệm và các thành viên Hội đồng;
b) Các ban của Hội đồng thi gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Thành viên các ban của Hội đồng thi được chọn trong số cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác thi và kiểm tra.
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi và thành viên các Ban của Hội đồng thi phải là người không có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột; cha, mẹ, anh, chị em ruột của vợ hoặc chồng) của thí sinh tham dự kỳ thi tại Hội đồng thi.
4. Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin có những ban sau:
- Ban Thư ký
- Ban Đề thi
- Ban Coi thi
- Ban Chấm thi
Lưu ý: Thành viên các ban của Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được chọn trong số cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác thi và kiểm tra.
Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin có những ban nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Hội đồng thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT cụ thể như sau:
Về nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thi:
- Điều hành các công việc của Hội đồng thi;
- Ký duyệt danh sách thí sinh đăng ký dự thi;
- Tiếp nhận, quản lý và bảo mật đề thi;
- Ký duyệt danh sách thí sinh dự thi đạt yêu cầu, trình người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt kết quả thi, đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ;
- Quyết định các hình thức kỷ luật đối với các đối tượng vi phạm Quy chế thi (nếu có).
Về nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng thi:
- Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng và điều hành các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng;
- Điều hành các công việc của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Về nhiệm vụ của Ban Thư ký:
- Giúp Hội đồng thi rà soát, tập hợp hồ sơ đăng ký dự thi, lập danh sách thí sinh và soạn thảo các văn bản liên quan trình Chủ tịch Hội đồng thi, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
- Thông báo thời gian và địa điểm thi cho từng thí sinh đăng ký dự thi;
- Nhận hồ sơ, dữ liệu bài thi từ Ban Coi thi; bảo quản, kiểm kê, giao dữ liệu bài thi cho Ban Chấm thi; lập biểu thống kê kết quả thi của thí sinh. Khi lập danh sách kết quả điểm thi phải có một người đọc, một người ghi, sau đó đổi vị trí người đọc và người kia kiểm tra lại; cuối danh sách phải ghi rõ ngày, tháng, năm, có chữ ký và họ tên của người đọc, người ghi điểm;
- Trình Chủ tịch Hội đồng thi danh sách thí sinh đạt điều kiện cấp chứng chỉ.
Về nhiệm vụ của Ban Đề thi:
- Tổ chức ra đề thi thực hành kèm theo đáp án, thang điểm chi tiết trình Chủ tịch Hội đồng thi lựa chọn, quyết định;
- Chuyển giao đề thi cho Ban Coi thi;
- Cán bộ ra đề thi chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình, theo nguyên tắc bảo vệ bí mật quốc gia.
Về nhiệm vụ của Ban Coi thi:
- Bố trí lực lượng coi thi bao gồm các giám thị, kỹ thuật viên cho mỗi phòng thi, lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn cho kỳ thi và bài làm của thí sinh theo đúng lịch thi và nội quy phòng thi;
- Tiếp nhận, bảo quản, sử dụng đề thi theo hướng dẫn;
- Thu nhận bài thi, bảo quản bài thi, hồ sơ thi, lập biên bản bàn giao ngay cho Ban Thư ký.
Trách nhiệm của giám thị và kỹ thuật viên:
- Giám thị và kỹ thuật viên phải có mặt trước 30 phút để kiểm tra phòng thi, xếp vị trí cho thí sinh và nhận dữ liệu đề thi;
- Giao dữ liệu đề thi cho thí sinh;
- Thực hiện đúng quy trình coi thi theo quy định tại Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT;
- Sau khi thí sinh kết thúc nội dung làm bài thi, yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào danh sách thí sinh làm bài thi.
Về nhiệm vụ của Ban Chấm thi:
- Tiếp nhận toàn bộ bài thi, hồ sơ thi do Ban Thư ký bàn giao và bảo quản trong thời gian chấm bài thi;
- Tổ chức chấm toàn bộ bài thi của thí sinh;
- Lập bảng điểm các bài thi của thí sinh theo số phách;
- Nộp dữ liệu bài thi và bảng điểm theo số phách cho Ban Thư ký để tổng hợp kết quả;
- Đánh giá tổng quát về đề thi, chất lượng bài thi của thí sinh; góp ý kiến về đề thi, đáp án, thang điểm.
Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định như thế nào?
Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT cụ thể như sau:
- Mẫu phôi chứng chỉ và việc quản lý phôi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thẩm quyền quản lý, cấp phát chứng chỉ: Thủ trưởng các trung tâm sát hạch nơi thí sinh dự thi có thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ cho các thí sinh đủ điều kiện theo danh sách đã được phê duyệt.
- Việc quản lý, cấp phát và thu hồi chứng chỉ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?