Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét lại quyết định vụ án hình sự của mình khi có đề nghị, kiến nghị của ai?
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét lại quyết định vụ án hình sự của mình khi có đề nghị, kiến nghị của ai?
- Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị gồm có những ai?
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải tổ chức phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề nghị?
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét lại quyết định vụ án hình sự của mình khi có đề nghị, kiến nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.
Như vậy, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó thì Hội đồng phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó, nếu:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu;
- Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị gồm có những ai?
Căn cứ vào Điều 405 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị như sau:
Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Như vậy, thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị gồm có:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.
- Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải tổ chức phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề nghị?
Căn cứ vào Điều 406 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề nghị, yêu cầu thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày thầy thuốc Việt Nam 2025 là ngày mấy, thứ mấy? Ngày thầy thuốc Việt Nam có được nghỉ làm không?
- Thủ tục cấp Giấy phép lái xe quốc tế từ ngày 1/1/2025 theo Quyết định 1503 có trình tự, cách thức thực hiện ra sao?
- Phát biểu bế mạc Đại hội đảng bộ? Mẫu Bài Phát biểu bế mạc Đại hội đảng bộ dành cho bí thư đảng bộ khóa mới?
- Lễ vật cúng xe ô tô mới mua 2025? Mâm lễ vật cúng xe mới mua năm 2025 ra sao? Cách bày mâm cúng xe ô tô mới mua?
- Mẫu tờ trình phê duyệt phương án tổ chức giao thông đường cao tốc mới nhất hiện nay theo Nghị định 165?