Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo nguyên tắc nào?
- Hội đồng thẩm định công trình quan trọng do Bộ Công an thành lập có những thành phần nào?
- Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo nguyên tắc nào?
- Có bao nhiêu bước thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
Hội đồng thẩm định công trình quan trọng do Bộ Công an thành lập có những thành phần nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về Hội đồng thẩm định công trình quan trọng do Bộ Công an thành lập như sau:
Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với thành phần như sau:
1. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, thành phần Hội đồng gồm:
a. Bộ trưởng Bộ Công an là Chủ tịch Hội đồng;
b. Một lãnh đạo cấp Thứ trưởng của Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình đề nghị đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;
c. Căn cứ vào tính chất, quy mô, đặc điểm của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
2. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý), thành phần Hội đồng gồm:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Chủ tịch Hội đồng;
b. Đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;
c. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
Theo đó, Hội đồng thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Bộ Công an thành lập bao gồm những thành phần sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Công an là Chủ tịch Hội đồng;
(2) Một lãnh đạo cấp Thứ trưởng của Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình đề nghị đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;
(3) Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, biểu quyết và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến biểu quyết bằng nhau (50/50) thì do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ đưa hoặc không đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành, địa phương mình và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Như vậy, Hội đồng thẩm định sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị dựa trên nguyên tắc tập thể thảo luận, biểu quyết và quyết định theo đa số.
Trong trường hợp ý kiến biểu quyết bằng nhau (50/50) thì việc có đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia sẽ do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ đưa hoặc không đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành, địa phương mình và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Có bao nhiêu bước thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
Theo Điều 12 Nghị định 126/2008/NĐ-CP thì trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm 03 bước
Bước 1: thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định và 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bước 2: gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến các thành viên Hội đồng
Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức sao, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến các thành viên Hội đồng trước khi họp Hội đồng thẩm định 15 ngày; trường hợp cần thiết, phải tổ chức khảo sát thực tế trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định.
Cơ quan đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho việc tiến hành khảo sát của Hội đồng.
Bước 3: quyết định danh mục công trình quan trọng
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phạm vi hành lang bảo vệ công trình.
Lưu ý: trường hợp phải tiến hành thẩm định lại thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phạm vi hành lang bảo vệ công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?