Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được thành lập thế nào? Thành viên Hội đồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được thành lập như thế nào?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được quy định tại Điều 7 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục mầm non; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định bao gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non cốt cán. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là bảy (07) người.
3. Cơ cấu Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục mầm non; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Hội đồng thẩm định bao gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non cốt cán. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là bảy (07) người.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn các thành viên Hội đồng thẩm định
1. Thành viên Hội đồng thẩm định có các tiêu chuẩn sau đây
a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
b) Có trình độ Đại học trở lên; có kinh nghiệm, có uy tín, có trình độ chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non;
c) Đã tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục mầm non hoặc có hoạt động liên quan, đóng góp cho việc xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục mầm non hoặc có ít nhất sáu (06) năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non.
2. Người tham gia xây dựng chương trình thì không tham gia thẩm định chương trình.
Theo đó, thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non có các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
- Có trình độ Đại học trở lên; có kinh nghiệm, có uy tín, có trình độ chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non;
- Đã tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục mầm non hoặc có hoạt động liên quan, đóng góp cho việc xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục mầm non hoặc có ít nhất sáu (06) năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non.
Việc Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng được tiến hành như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của Hội đồng thẩm định;
b) Tổ chức thẩm định chương trình theo đúng yêu cầu và thời gian quy định;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng thẩm định;
d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của hội đồng;
e) Kiến nghị thay đổi thành viên của Hội đồng thẩm định;
g) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định một số nội dung công việc cụ thể. Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng thẩm định;
h) Phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định để xử lý các tình huống phát sinh bất thường trong quá trình thẩm định;
i) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định
a) Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao hoặc ủy quyền;
b) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định một số nội dung công việc cụ thể.
Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng thẩm định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ trong xây dựng mới nhất? Tải về mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ?
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?