Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện quy trình thẩm định sách như thế nào theo quy định hiện nay?
- Cuộc họp của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa được thực hiện khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
- Trong cuộc họp Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì Ủy viên hội đồng có được phép vắng mặt hay không?
- Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện quy trình thẩm định sách như thế nào?
Cuộc họp của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa được thực hiện khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký; các thành viên vắng mặt gửi bản nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong cho đơn vị tổ chức thẩm định trước thời điểm tổ chức cuộc họp. Trong các cuộc họp của Hội đồng phải có đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.
3. Nội dung mỗi cuộc họp của Hội đồng phải được ghi biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp và đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.
4. Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.
Như vậy, cuộc họp của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa được được thực hiện khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký.
Các thành viên vắng mặt phải gửi bản nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong cho đơn vị tổ chức thẩm định trước thời điểm tổ chức cuộc họp.
Trong các cuộc họp của Hội đồng phải có đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.
Quy trình thẩm định sách giáo khoa theo quy định của pháp luật hiện hành được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong cuộc họp Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì Ủy viên hội đồng có được phép vắng mặt hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và ủy viên Hội đồng như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và ủy viên Hội đồng
...
4. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa quy định tại Điều 16 Thông tư này và các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng;
b) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thì phải xin phép Chủ tịch Hội đồng bằng văn bản;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định sách giáo khoa;
d) Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định; bảo lưu các ý kiến cá nhân; gửi các ý kiến cá nhân cho đơn vị tổ chức thẩm định bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định Ủy viên hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của hội đồng.
Nếu không tham gia cuộc họp được thì phải xin phép Chủ tịch Hội đồng bằng văn bản.
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện quy trình thẩm định sách như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định quy trình thẩm định sách giáo khoa như sau:
(1) Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, bản mẫu sách giáo khoa được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng.
Thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT)
(2) Hội đồng họp, thảo luận về bản mẫu sách giáo khoa theo các nội dung sau:
- Điều kiện tiên quyết;
- Nội dung sách sách giáo khoa,
- Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa,
- Cấu trúc sách giáo khoa,
- Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
(3) Thành viên Hội đồng đánh giá và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa
- Đánh giá và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa dựa trên việc xếp nội dung mà Hội đồng đã họp và thảo luận vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt";
- Đánh giá chung và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt":
- Bản mẫu sách giáo khoa được xếp loại "Đạt" nếu toàn bộ kết quả xếp loại theo nội dung được xếp là loại "Đạt";
- Bản mẫu sách giáo khoa xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu toàn bộ kết quả xếp loại theo nội dung là loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa".
Trong đó bắt buộc nội dung về điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa phải được xếp loại "Đạt";
- Bản mẫu sách giáo khoa được xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
(4) Hội đồng đánh giá bản mẫu sách giáo khoa:
- Hội đồng xếp loại "Đạt" đối với bản mẫu sách giáo khoa được ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt";
- Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" đối với bản mẫu sách giáo khoa được ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" hoặc ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa";
- Hội đồng xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?