Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã?
- Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã?
- Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ họp định kỳ bao lâu một lần?
- Cuộc họp Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được thực hiện như thế nào?
Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 66 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
...
3. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội thành viên. Báo cáo Đại hội thành viên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền. Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
5. Phối hợp với chủ sở hữu, người góp vốn để định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn. Báo cáo với Đại hội thành viên gần nhất về công tác phát triển thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định của Điều lệ (nếu có).
...
Như vậy, Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền bán những tài sản nào của hợp tác xã? (hình từ internet)
Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ họp định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 65 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Hội đồng quản trị
...
2. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị được thực hiện bằng phiếu kín.
3. Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần. Hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 06 tháng một lần.
4. Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của một trong các chủ thể sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;
b) Giám đốc (Tổng giám đốc);
c) Trưởng Ban kiểm soát;
d) Ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
...
Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần.
Cuộc họp Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 Luật Hợp tác xã 2023 thì cuộc họp Hội đồng quản trị được thực hiện như sau:
- Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau.
+ Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua;
- Trường hợp triệu tập họp Hội đồng quản trị theo định kỳ nhưng không đủ số thành viên tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị lần thứ hai trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự định cuộc họp lần đầu. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị dự họp;
- Trường hợp triệu tập họp Hội đồng quản trị lần thứ hai mà vẫn không đủ số thành viên tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai.
Lưu ý : Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Đại hội thành viên bất thường để xem xét tư cách của thành viên Hội đồng quản trị không tham dự hai cuộc họp trước và đề xuất biện pháp xử lý;
- Cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình để cung cấp cho các thành viên nếu có yêu cầu. Biên bản họp phải có chữ ký của chủ tọa và thư ký.Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi vào biên bản họp.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký thì biên bản họp có hiệu lực nếu được trên 50% thành viên tham dự đồng ý ký; biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký. Người ký tên trong biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của biên bản họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?