Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam gồm những thành phần nào? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển Y tế - Giáo dục Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1941/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ (sau đây gọi là Hội đồng) có 03 (ba) thành viên gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên, do các sáng lập viên thành lập Quỹ cử ra theo nguyên tắc đồng thuận. Việc thay đổi thành viên, xem xét bổ sung thêm thành viên Hội đồng do sáng lập viên thành lập Quỹ xem xét, quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Hội đồng không quá 05 năm, nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng cùng nhiệm kỳ của Hội đồng, trừ trường hợp người đó từ chức, về hưu, không đủ tư cách hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam có 03 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên, do các sáng lập viên thành lập Quỹ cử ra theo nguyên tắc đồng thuận.
Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển Y tế - Giáo dục Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1941/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Bầu Chủ tịch Hội đồng;
b) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ;
c) Quyết định tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Quỹ;
d) Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;
đ) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
e) Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ;
g) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ;
h) Đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, đổi tên và giải thể Quỹ theo quy định tại Điều 20 của Điều lệ này;
k) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Bầu Chủ tịch Hội đồng;
- Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ;
- Quyết định tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Quỹ;
- Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;
- Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
- Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ;
- Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, đổi tên và giải thể Quỹ theo quy định tại Điều 20 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển Y tế - Giáo dục Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1941/QĐ-BNV năm 2011;
- Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển Y tế - Giáo dục Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1941/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:
a) Hội đồng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và quyết định các vấn đề liên quan đến Quỹ;
b) Nếu có vấn đề phát sinh, bất cứ thành viên nào trong Hội đồng cũng có thể triệu tập Hội đồng bằng cách gửi thư thông báo trước ít nhất một tuần cho các thành viên còn lại;
c) Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế Giáo dục Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Hội đồng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và quyết định các vấn đề liên quan đến Quỹ;
- Nếu có vấn đề phát sinh, bất cứ thành viên nào trong Hội đồng cũng có thể triệu tập Hội đồng bằng cách gửi thư thông báo trước ít nhất một tuần cho các thành viên còn lại;
- Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?